Quy định Luật Thuế Tải về Nghị định 209/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế GTGT

Tải về Nghị định 209/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế GTGT

646

Nghị định 209/2013/NĐ-CP được Chính phủ ban hành để quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng. Mời bạn đọc tìm hiểu và tải về nghị định này trong bài viết dưới đây nhé.

Economy budget word abbreviations vat and tax written on white cubes Premium Photo

1. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng

  • Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.
  • Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam. Cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam. Bao gồm các trường hợp: Sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế); quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và thương mại; môi giới bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; đào tạo; chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam.
  • Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng bán tài sản.
  • Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, hợp tác xã.
  • Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác. Hoặc chỉ qua sơ chế thông thường được bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã. Trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng.

2. Giá tính thuế

Giá tính thuế thực hiện theo quy định tại Điều 7 Luật thuế giá trị gia tăng. Và Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.

Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng, đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng, đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng, đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng.

Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và cộng (+) với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.

3. Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng

  • Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua. Không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
  • Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ. Không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
  • Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với một số trường hợp đặc thù.

Các bạn có thể tải về Nghị định 209/2013/NĐ-CP TẠI ĐÂY.

Xem thêm

Tải về Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý thuế

Tải về Nghị định 222/2013/NĐ-CP quy định về thanh toán bằng tiền mặt

Mời bạn đọc tải về Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kế toán

Mời bạn đọc tải về Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu

Tải về Nghị định số 14/2019/NĐ-CP sửa đổi một số điều của luật thuế TTĐB