Chấm công theo giờ vào, giờ ra là phương pháp chấm công phổ biến nhất hiện nay trong các doanh nghiệp. Hiện các công ty, doanh nghiệp đều đã có phần mềm chấm công tính lương cho nhân viên, nhưng không phải phần mềm nào cũng hỗ trợ chấm công theo giờ. Trong bài viết này, Ketoan.vn xin chia sẻ với các bạn mẫu bảng chấm công theo giờ (file Excel) nhé. Hy vọng sẽ giúp các bạn kế toán đơn giản hóa việc theo dõi chấm công cho nhân viên.
1. Bảng chấm công là gì?
Bảng chấm công là loại văn bản dùng để theo dõi ngày công thực tế mà nhân viên đã làm việc/ nghỉ việc/ nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội trong tháng làm căn cứ tính trả lương cho nhân viên, người lao động được đầy đủ và chính xác nhất.
Mỗi bộ phận, phòng ban, tổ/ nhóm đều phải lập bảng chấm công hàng tháng chuyển lưu tại phòng kế toán, sử dụng cùng các loại giấy tờ liên quan khác áp dụng tính lương trả cho nhân viên. Bảng chấm công thường được làm trên máy tính bằng file Excel.
2. Tại sao doanh nghiệp phải có bảng chấm công?
Bên cạnh ứng dụng làm căn cứ tính lương hàng tháng cho người lao động đảm bảo sự công bằng và minh bạch, đầy đủ và chính xác nhất thì bảng chấm công còn giúp công ty có sự tổng hợp để đánh giá tần suất đi làm của nhân viên, xét xem nhân viên nào chăm chỉ nhất làm căn cứ khen thưởng nhân viên xuất sắc cuối năm.
3. Cách điền vào mẫu bảng chấm công theo giờ
- Cột A: ghi mã của từng nhân viên hiện làm việc trong bộ phận, phòng ban, tổ/ nhóm
- Cột B: ghi tên của từng nhân viên hiện làm việc trong bộ phận, phòng ban, tổ/ nhóm
- Cột C: ghi giới tính của từng nhân viên hiện làm việc trong bộ phận, phòng ban, tổ/ nhóm
- Cột 1-31: ghi các ngày trong tháng chấm công, từ ngày 1 đến ngày cuối cùng của tháng đó. Trong đó cột IN là giờ vào và cột OUT là giờ ra.
- Cột 32: ghi tổng số công thực của từng nhân viên trong tháng
- Cột SỐ PHÚT ĐI MUỘN: công thức sẽ tự động tính ra tổng số phút đi muộn của từng nhân viên trong tháng
- Cột SỐ PHÚT VỀ SỚM: công thức sẽ tự động tính ra tổng số phút về sớm của từng nhân viên trong tháng
Hàng ngày, người được phân công phụ trách chấm công sẽ căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận để chấm công cho từng nhân viên rồi ghi vào ngày tương ứng trong các cột theo đúng ký hiệu quy định.
Cuối tháng, người chấm công và người phụ trách bộ phận tiến hành ký vào bảng chấm công. Sau đó chuyển cho bộ phận kế toán (kèm các loại giấy tờ liên quan) kiểm tra, đối chiếu để quy ra công tính lương cho người lao động.
Các bạn có thể tải về mẫu bảng chấm công theo giờ TẠI ĐÂY.
Xem thêm
Mời tải về mẫu Giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân
Tải về Nghị định 209/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế GTGT
Tải về Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý thuế
Tải về Mẫu giấy cam kết trả nợ và Giấy thỏa thuận xác nhận công nợ
Tải về mẫu công văn giải trình số NLĐ đóng BHXH không bằng số thực tế
Phần mềm kế toán MISA SME.NET sẽ cung cấp mọi góc nhìn về tình hình tài chính doanh nghiệp, nhập liệu tự động và kiểm soát tính hợp lệ từ các giao dịch ngân hàng, hóa đơn, mã số thuế… MISA SME.NET là sản phẩm của MISA, công ty có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển phần mềm kế toán cho hơn 200.000 doanh nghiệp.