#N/A là một trong các lỗi thường gặp nhất khi bạn dùng hàm VLOOKUP để xử lý dữ liệu. Lỗi này trả về khi lệnh thực thi không tìm thấy giá trị trong bảng tính Excel. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra lỗi #N/A khi sử dụng hàm VLOOKUP trong Excel. Có thể giá trị tra cứu không tồn tại hoặc công thức được ghi lại chưa chính xác. Trong bài viết này, Ketoan.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách sửa những nguyên nhân cơ bản gây ra lỗi #N/A khi sử dụng hàm VLOOKUP trong Excel nhé.
1. Lỗi #N/A do lỗi đánh máy
Trường hợp này thường xảy ra khi bạn nhập giá trị tra cứu thẳng vào hàm. Chỉ cần nhỡ tay gõ sai một dấu hay một từ bất kỳ thì giá trị tra cứu trong hàm sẽ khác với giá trị tra cứu tham chiếu. Điều này sẽ làm cho hàm VLOOKUP trả về lỗi #N/A.
Để giải quyết trường hợp này thì các bạn cần sửa lại giá trị tra cứu trong hàm cho đúng với giá trị tra cứu tham chiếu trong bảng. Hoặc tất nhất là các bạn tham chiếu tới ô chứa giá trị đó để tránh sai sót do đánh máy.
2. Lỗi #N/A do cột tra cứu không phải là cột bên trái của bảng dữ liệu
Ví dụ như hình bên dưới, chúng ta cần điền số thuế suất của từng loại hàng vào bảng. Tuy nhiên cột loại hàng lại nằm ở bên phải của bảng tra cứu. Do đó kết quả hàm VLOOKUP sẽ trả về lỗi #N/A.
Để khắc phục trường hợp này thì các bạn chỉ cần đổi lại cột tra cứu sang bên trái của bảng tra cứu rồi chỉnh lại đối số cột kết quả là được.
3. Lỗi #N/A do không tìm thấy kết quả cần tìm
Ví dụ ta sử dụng hàm VLOOKUP trong bảng như hình dưới. Do đối tượng Đất không có trong bảng phụ nên kết quả hàm trả về lỗi #N/A.
Để khắc phục, các bạn có thể thêm đối tượng Đất vào bảng kết quả tìm kiếm. Ví dụ ta sẽ thêm đối tượng Đất có thuế suất là 0%. Sau đó các bạn tiến hành sửa vùng tham chiếu trong hàm như sau:
=VLOOKUP(D10;$C$14:$D$17;2;FALSE)
Chỉ cần như vậy là hàm sẽ không trả về giá trị lỗi #N/A nữa mà trả về mức thuế suất là 0%.
Hoặc nếu không muốn thêm đối tượng vào bảng tìm kiếm thì các bạn có thể lồng thêm hàm IFERROR vào để tránh gặp lỗi này như sau:
=IFERROR(VLOOKUP(D10;$C$14:$D$16;2;FALSE);”Không có”)
Chỉ cần như vậy là nếu không có kết quả tìm kiếm thì hàm sẽ trả về từ Không có do ta đặt.
4. Lỗi #N/A do khoảng trống hoặc dấu đầu dòng
Nếu như tham số tra cứu có khoảng trống hoặc dấu đầu dòng thì hàm VLOOKUP sẽ trả về lỗi #N/A. Ví dụ như hình dưới thì các bạn có thể thấy là tại ô D4 thì đã có khoảng trống ở đầu. Do vậy hàm VLOOKUP tại ô G4 đã trả về lỗi #N/A.
Để giải quyết vấn đề này thì các bạn cần xóa khoảng trống ở đầu dòng tại ô D4 đi hoặc các bạn có thể lồng thêm hàm TRIM vào hàm VLOOKUP như sau:
=VLOOKUP(TRIM(D4);$C$14:$D$17;2;FALSE)
5. Lỗi #N/A do khác định dạng dữ liệu
Ví dụ trong hình dưới, ta có thể thấy ngày 20/02/2019 có trong bảng giá trị tuy nhiên kết quả của hàm vẫn trả về lỗi #N/A. Điều này là do định dạng của ô B3 và G2 không giống nhau. Định dạng của ô B3 là Date còn định dạng của ô G2 là Text. Điều này khiến hàm không thể nhận dạng được dữ liệu để tính toán.
Để khắc phục trường hợp này thì các bạn chỉ cần chỉnh định dạng của ô G2 thành Date cho giống với định dạng tại ô B3 là hàm sẽ nhận dạng được dữ liệu và tính toán một cách bình thường.
Như vậy, bài viết trên đã hướng dẫn các bạn cách sửa những nguyên nhân cơ bản gây ra lỗi #N/A khi sử dụng hàm VLOOKUP trong Excel, Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn trong quá trình làm việc. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm
Công thức và cách sử dụng hàm căn bậc 2 trong Excel
Cách tự động tô màu ô có chứa công thức trong Excel
Mách bạn 2 cách chèn dấu ngoặc trong Word và Excel