Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 diễn ra sẽ tác động đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội nói chung và lĩnh vực kế toán nói riêng. Trong đó, mối quan hệ giữa công nghệ Blockchain với ngành kế toán có sự thay đổi đáng kể.
Thế nào là Blockchain?
Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa vào hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp. Có thể nói, Blockchain là một cuốn sổ cái kế toán hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật số.
Có thể nói, công nghệ Blockchain là sự kết hợp giữa 3 loại công nghệ:
- Mật mã học: Sử dụng public key và hàm hash function để đảm bảo tính minh bạch, toàn vẹn và riêng tư
- Mạng ngang hàng: Mỗi một nút trong mạng được xem như một client và cũng là server để lưu trữ bản sao ứng dụng
- Lý thuyết trò chơi: Tất cả các nút tham gia vào hệ thống đều phải tuân thủ luật chơi đồng thuận (PoW, PoS…) và được thúc đẩy bởi động lực kinh tế.
Ứng dụng Blockchain trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán
Công nghệ Blockchain có tầm ảnh hưởng lớn đến ngành kế toán và chắc chắn là một xu hướng công nghệ mà các chuyên viên trong ngành không thể xem nhẹ trong bối cảnh phát triển như vũ bảo của cuộc cách mạng công nghệ 4.0
1. Ứng dụng Blockchain có thể giúp bảo mật thông tin kế toán
Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống. Ngay cả khi nếu một phần của hệ thống Blockchain đổ, những máy tính và nút khác sẽ tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin.
Bằng cách tạo ra một sổ cái duy nhất trên một mạng lưới máy tính để các công ty, khách hàng, ngân hàng và cơ quan thuế của họ ghi chép và chia sẻ thông tin. Khi bất kỳ người nào trong số họ thêm thông tin, sổ cái sẽ tự động xác minh và điều chỉnh dữ liệu. Mỗi bên có liên quan không cần duy trì sổ cái riêng của họ. Nhờ đó, các kế toán viên sẽ không phải thực hiện tất cả việc xử lý và điều chỉnh giao dịch. Chuỗi khối tạo ra một hồ sơ truy nguyên theo thời gian thực. Do vậy nếu công nghê Blockchain được chấp nhận rộng rãi thì vai trò của các kế toán viên trong việc xác minh các giao dịch được thực hiện trong Blockchain sẽ không còn cần thiết.
2. Ứng dụng Blockchain giúp giảm thiểu khả năng xảy ra sai phạm kinh tế
Công nghệ Blockchain trong kế toán làm giảm phần lớn khả năng xảy ra sai sót khi đối chiếu các thông tin phức tạp và khác biệt từ nhiều nguồn khác nhau. Hơn nữa, hồ sơ kế toán sẽ không thể chỉnh sửa và thay đổi một khi đã được lưu vào Blockchain, ngay cả khi chủ sở hữu hệ thống kế toán yêu cầu. Bởi trên nền tảng Blockchain, mọi giao dịch hàng ngày được ghi chép lại và xác thực, do đó tính vẹn toàn của các hồ sơ tài chính được đảm bảo.
Blockchain có thể làm giảm các sai sót và gian lận kế toán. Khi một khối dữ liệu được thêm vào chuỗi, phần còn lại của mạng lưới phải xác minh dữ liệu đó. Khi bạn thực hiện giao dịch trên chuỗi, tất cả các máy tính trong mạng lưới sẽ xác định bạn và kiểm tra xem bạn có quyền giao dịch hay không. Vì vậy, nếu cần phải trả 100 USD mà bạn chỉ chuyển 50 USD do nhầm lẫn, các khối khác sẽ chỉ ra sai sót đó.
3. An ninh mạng được thắt chặt nhờ công nghệ Blockchain
Một hacker sẽ phải xâm nhập vào toàn bộ mạng máy tính cùng một lúc để thực hiện bất kỳ thiệt hại nào. Nếu chỉ tấn công một máy tính, những máy tính khác trong mạng lưới sẽ có thể phát hiện và phản ứng với việc tấn công.
Một vài ứng dụng khác của công nghệ Blockchain trong ngành Kế toán có thể đề cập đến là: Bằng chứng kế toán có thể theo dõi; quá trình kế toán tự động; xác thực giao dịch; theo dõi quyền sở hữu tài sản; hợp đồng thông minh; hệ thống đăng ký và kiểm kê đối với mọi tài sản nào, từ nguyên liệu đến sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, công nghệ Blockchain cũng tạo ra những thách thức cho ngành Kế toán
- Vướng mắc trong áp dụng chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế
- Thiếu hụt lao động chất lượng cao
- Kỹ năng mềm của người lao động còn yếu
- Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bảo mật còn hạn chế