Nổi bật 1 Nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro tuân thủ...

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro tuân thủ thuế ở các doanh nghiệp lớn

343

Theo tác giả Nguyễn Văn Phụng – Nguyễn Thị Ngọc Lan, Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế. Bài viết đăng trên Tạp chí Tài chính ngày 14/01/2021.

Quản lý rủi ro tuân thủ thuế là một phương thức quản lý hiện đại và khoa học nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế nói chung và các doanh nghiệp lớn nói riêng. Trong 10 năm qua, vấn đề tuân thủ thuế của các doanh nghiệp lớn đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý thuế trên toàn thế giới. 

Tax concept. word tax put on coins and glass bottles with coins inside on white background. Premium Photo

Do mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, bản chất hoạt động kinh doanh phức tạp và dàn trải trên nhiều vùng, lãnh thổ và quốc gia nên các doanh nghiệp lớn; đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia có rủi ro tuân thủ thuế cao. Đây là thách thức không nhỏ cho các cơ quan quản lý thuế.

Đặt vấn đề

Trong 10 năm qua, vấn đề tuân thủ thuế của các doanh nghiệp lớn (DNL) đã trở thành mối quan tâm toàn cầu (Braithwaite, 2005). Cơ quan thuế đã phải đối diện với không ít thách thức trong việc tổ chức quản lý thuế của các DNL; bởi các DN này thường hoạt động trên phạm vi nhiều quốc gia, có yếu tố nước ngoài, cơ cấu tổ chức phức tạp. Các vụ tranh chấp về thuế nổi tiếng thường diễn ra giữa Chính phủ các nước với các tập đoàn toàn cầu như: Google; Apple và Amazon (Tomkins; Packman; Russel & Colville, 2001).

Là quốc gia đang phát triển, có độ mở cao và chính sách hấp dẫn trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); Việt Nam đang đối diện với những vấn đề lớn liên quan đến quản lý rủi ro tuân thủ thuế của DNL; đặc biệt là các DN FDI.

Theo thống kê của Bộ Tài chính

Năm 2016, tình trạng thất thu thuế ước tính khoảng 64 nghìn tỷ đồng, tương đương với 5,8% tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN). Con số thất thu này chủ yếu do các chính sách ưu đãi về thuế đối với các DN FDI và các hoạt động chuyển giá. Theo báo cáo của Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài Chính), từ năm 2012-2016 có đến 44%-51% DN FDI báo lỗ, nhưng vẫn thực hiện đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, nhóm chuyên gia quản lý thuế thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Tài chính với chủ đề “Rủi ro tuân thủ thuế ở các DNL tại Việt Nam”. Bài viết này tập trung đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tuân thủ thuế đối với các DNL tại Việt Nam được đúc kết từ kết quả nghiên cứu của đề tài.

Một số vấn đề lý luận về quản lý rủi ro tuân thủ thuế

Khái niệm về tuân thủ thuế xoay quanh 2 khía cạnh, theo lý thuyết đó là sự tự nguyện tuân thủ của người nộp thuế còn dưới giác độ pháp lý, đó là sự bắt buộc người nộp thuế phải tuân thủ nghĩa vụ thuế theo đúng quy định của pháp luật. James và Alley (2002, trang 32) định nghĩa: Tuân thủ thuế là “sự tự nguyện của cá nhân và tổ chức nộp thuế trong việc hành động theo các quy định của pháp luật về thuế mà không cần sự cưỡng chế từ cơ quan quản lý thuế”. Ở khía cạnh khác, McKerchar (2003) định nghĩa: Tuân thủ thuế có nghĩa là NNT kê khai đầy đủ và đúng hạn số thuế phải nộp, nộp thuế đúng hạn và lưu trữ đầy đủ hồ sơ theo các quy định của pháp luật và quyết định của tòa án.

Theo quan điểm của cơ quan thuế Việt Nam (Tổng cục Thuế); tuân thủ thuế là việc chấp hành nghĩa vụ của NNT theo đúng quy định; bao gồm các hoạt động đăng ký; kê khai; tính thuế; nộp thuế; báo cáo thuế. Bất kỳ vi phạm nào trong các khâu này đều dẫn đến sự không tuân thủ thuế ở các mức độ khác nhau. Như vậy, tuân thủ thuế là một khái niệm bao hàm cả ý nghĩa pháp lý và thực tế.

Khi NNT không tuân thủ thuế

Bao gồm cả hành vi chủ ý và không chủ ý phạm luật hoặc không phạm luật (kể cả vô tình hay cố ý) đều dẫn đến số thuế phải nộp giảm đi và khi đó rủi ro tuân thủ thuế sẽ tăng cao, buộc các cơ quan quản lý phải có các chính sách và giải pháp nhằm quản lý rủi ro tuân thủ thuế có hiệu quả.

Rủi ro tuân thủ thuế được hiểu theo các cách khác nhau giữa giác độ của NNT và nhà quản lý. Dưới giác độ NNT; Wunder (2009; trang 16) cho rằng; rủi ro về thuế là khả năng kết quả về thuế khác so với những gì một DN dự kiến do nhiều nguyên nhân như thay đổi trong luật thuế; thanh tra; kiểm tra thuế nhiều hơn; sự không chắc chắn trong cách hiểu luật; sự thay đổi điều kiện của công ty…

Dưới giác độ của cơ quan quản lý thuế

Rủi ro về thuế là nguy cơ không tuân thủ chính sách pháp luật thuế; phí; lệ phí và các khoản thu khác thuộc NSNN (Thông tư số 204/2015/TT-BTC). Như vậy; quan niệm về rủi ro tuân thủ thuế dưới giác độ NNT và cơ quan quản lý nhà nước là khác nhau; nhưng nội hàm của hai cách hiểu đều cho thấy; rủi ro tuân thủ thuế cho dù dưới giác độ nào cũng cần phải quản lý; để giảm thiểu các nguy cơ ảnh hưởng đến mục tiêu của tổ chức. Dưới giác độ của nhà quản lý; mục tiêu của tổ chức chính là việc đảm bảo số thuế thu đúng; và đủ theo quy định của pháp luật.

Như vậy,

Quản lý rủi ro tuân thủ thuế là một phương thức quản lý nhằm đạt được sự tuân thủ tối đa của NNT. Cơ quan thuế đã thực hiện phân loại NNT theo mức độ tuân thủ pháp luật thuế để phân bổ nguồn lực khan hiếm của mình cho nhóm NNT có mức độ tuân thủ thấp nhất, khả năng gian lận về thuế cao nhất; tăng cường thực hiện kiểm tra, thanh tra thuế nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi không tuân thủ pháp luật thuế của NNT.

Đối với các DNL, việc quản lý rủi ro tuân thủ thuế ngày càng trở nên quan trọng hơn, do nhóm NNT này có quy mô lớn, cấu trúc hoạt động phức tạp, hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực và phạm vi hoạt động dàn trải trên nhiều vùng lãnh thổ, có các hoạt động xuyên biên giới nên có nguy cơ cao về việc tuân thủ thuế.

Thực trạng quản lý rủi ro tuân thủ thuế ở các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam

Ở Việt Nam, quản lý rủi ro tuân thủ thuế đã được chính thức luật hóa tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế (Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012) và các văn bản hướng dẫn thi hành bao gồm: Nghị định số 83/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 204/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính. Tiếp đó, Luật Quản lý thuế mới (Luật số 38/2019/QH14 của Quốc hội ngày 13/06/2019, có hiệu lực từ ngày 01/07/2020) đã quy định cụ thể hơn với phạm vi rộng hơn đối với cơ chế áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.

Theo đó, việc áp dụng quản lý rủi ro tuân thủ được thực hiện trong tất cả các khâu của công tác quản lý thuế và bổ sung áp dụng biện pháp ưu tiên đối với NNT có lịch sử tuân thủ tốt. Đây là bước tiến quan trọng trước yêu cầu vừa phải thu thuế hiệu quả, vừa phải tăng cường tính tuân thủ của NNT trong khi đề cao việc đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho DN và người dân.

Đối với các DNL

Việc quản lý rủi ro tuân thủ thuế cũng được áp dụng theo các văn bản pháp luật nói chung của ngành Thuế. Tuy nhiên, do các yếu tố đặc thù của DNL, Tổng cục Thuế đã giao cho Vụ Quản lý thuế DNL thực hiện các chức năng quản lý thuế đối với nhóm NNT này. Trải qua gần 10 năm, công tác quản lý rủi ro tuân thủ thuế trong công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế đối với DNL nói riêng đã đạt được các kết quả tích cực, được thể hiện ở những nội dung sau:

Thứ nhất

Thành lập Ban Quản lý rủi ro (trực thuộc Tổng cục Thuế) chuyên trách thực hiện các vấn đề liên quan đến quản lý rủi ro tuân thủ thuế. Kể từ khi Ban Quản lý rủi ro ra đời, công tác quản lý rủi ro tuân thủ thuế của ngành Thuế được thực hiện một cách có hệ thống, bài bản và khoa học hơn.

Thứ hai

Ban hành 3 bộ tiêu chí; chỉ số nhằm áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế bao gồm: (1) Bộ tiêu chí và chỉ số phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT và lựa chọn DN có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế GTGT; (2) Bộ tiêu chí và chỉ số lựa chọn NNT có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra tại trụ sở NNT; (3) Bộ tiêu chí và chỉ số phân tích thông tin đánh giá NNT có dấu hiệu rủi ro trong việc tạo, in, phát hành và sử dụng hóa đơn.

Thứ ba

Xây dựng và triển khai ứng dụng phân tích thông tin rủi ro NNT (TPR) về phân tích rủi ro NNT để thực hiện việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra trên toàn ngành Thuế. Từng bước triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ quản lý rủi ro trong công tác quản lý đăng ký thuế, khai thuế và hoàn thuế.

Thứ tư

Từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về NNT; bao gồm các thông tin liên quan đến việc tuân thủ pháp luật thuế làm căn cứ phục vụ cho công tác phân tích; đánh giá và xử lý rủi ro trong quản lý thuế

Thứ năm

Đối với DNL; Vụ Quản lý thuế DNL (Tổng cục Thuế) đã xây dựng dự thảo Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro tuân thủ thuế đối với DNL trong phạm vi được phân công; tiến tới hoàn thiện bộ tiêu chí riêng đánh giá rủi ro tuân thủ của NNT lớn.

Bên cạnh các kết quả đạt được; công tác quản lý rủi ro tuân thủ thuế thời gian qua còn có những tồn tại; hạn chế sau:

Một là

Tổ chức hoạt động công tác quản lý rủi ro chưa được đồng bộ và chuyên sâu. Hiện nay; công tác quản lý rủi ro mới chỉ được triển khai ở một số phân đoạn của công tác quản lý thuế, chưa được thực hiện đồng bộ trong tất cả các khâu theo tinh thần của Luật Quản lý thuế. Mặt khác; công tác quản lý rủi ro chỉ được thực hiện chuyên trách ở cấp Tổng cục Thuế; chưa có bộ phận phân tích rủi ro riêng ở các cấp cục thuế và chi cục thuế. Thông tin về hoạt động của DN; các kỹ năng; kinh nghiệm quản lý không được chia sẻ; công tác điều phối hoạt động giữa các bộ phận; các cơ quan trong ngành còn bất cập… dẫn đến hoạt động quản lý rủi ro chưa thực sự gắn kết với thực tiễn.

Hai là

Cơ sở dữ liệu còn thiếu; chưa đồng bộ và chưa được cập nhật kịp thời. Cơ sở dữ liệu phục vụ công tác phân tích rủi ro hiện nay mới chỉ dừng ở dữ liệu nội bộ ngành Thuế; chưa có dữ liệu bên ngoài và dữ liệu quốc tế. Mặt khác; Tổng cục Thuế chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu riêng cho khối DNL; vốn mang tính đặc thù.

Ba là

Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro mới chỉ được dùng để so sánh cùng kỳ của một NNT; và so sánh trung bình ngành nhiều DN; theo dữ liệu cả nước mà chưa có sự phân loại theo quy mô; đặc điểm vùng miền của DN; nên dễ dẫn đến sự thiên lệch khi kết luận về mức độ rủi ro của NNT. Mặt khác; bộ tiêu chí đánh giá rủi ro đối với DNL cũng chưa được hoàn thiện; và thử nghiệm; mới chỉ ở bước dự thảo dùng để tham khảo trong quá trình lập kế hoạch thanh tra; kiểm tra của Vụ Quản lý thuế DNL.

Bốn là

Cơ cấu tổ chức bộ máy; cũng như việc trao quyền; và trách nhiệm thực hiện quản lý rủi ro chưa phù hợp; và chưa tương xứng với công tác quản lý rủi ro hiện nay. Quản lý rủi ro là xu hướng tất yếu trong quản lý thuế hiện đại; đảm bảo liên kết; điều phối xuyên suốt trong các hoạt động của nghiệp vụ thuế; tuy vậy; việc sắp xếp bộ máy chưa phù hợp; hiện tại chỉ có Ban Quản lý rủi ro trực thuộc Tổng cục Thuế; thực hiện chuyên trách về quản lý rủi ro; còn tại Cục thuế tỉnh, thành phố và Chi cục chưa có bộ phận chuyên trách.

Bên cạnh đó; mặc dù Vụ Quản lý thuế DNL được giao quản lý thuế; trong đó có quản lý rủi ro đối với các DNL; nhưng chỉ đóng vai trò tham mưu không có chức năng quản lý thuế trực tiếp như cục thuế các địa phương. Thực tế này dẫn đến các bất cập trong việc thu thập thông tin về NNT lớn; từ đó ảnh hưởng đến việc phân tích rủi ro tuân thủ của các DNL; và cũng làm giảm hiệu quả quản lý thuế trong phạm vi toàn Ngành.

Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tuân thủ thuế của các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam

Hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý

Giải pháp cấp thiết hiện nay; là hoàn thiện khung pháp lý về quản lý rủi ro tuân thủ thuế; trong đó; việc ban hành các văn bản hướng dẫn về nội dung áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế của Luật Quản lý thuế số 38/2019 cần sớm thực hiện. Chính phủ cần sát sao chỉ đạo Bộ Tài chính; để các văn bản trên sớm được đưa vào thực tiễn. Bên cạnh đó; công tác quản lý rủi ro tuân thủ thuế không thể đạt hiệu quả cao; nếu không gắn kết với các cải cách hàng loạt.

Nguồn: Tapchitaichinh.vn

Xem thêm

Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp được quy định như thế nào?

Đẩy mạnh ứng dụng kế toán xanh tại các doanh nghiệp Việt Nam

Mẹo tính số dư Nợ và dư Có của các tài khoản kế toán trên Excel

Những nghiệp vụ kế toán cơ bản mà mọi kế toán viên đều phải nắm rõ

Các mô hình đo lường giá trị nguồn nhân lực trong kế toán nguồn nhân lực