Kinh nghiệm Những điều được và mất khi bạn theo ngành kế toán

Những điều được và mất khi bạn theo ngành kế toán

1272

Khi bạn quyết định theo đuổi ngành kế toán, bạn đã hiểu gì về công việc này? Nhiều bạn chọn kế toán vì muốn có một công việc hành chính ổn định, mức lương đáp ứng cuộc sống và có cơ hội thăng tiến trong công việc. Bất cứ công việc nào cũng có ánh hào quang hấp dẫn nhưng phía sau đó cũng có những khó khăn, sự hy sinh mà nếu chỉ đứng ngoài chúng ta không thể thấy được.

Bạn sẽ được gì và mất gì khi theo ngành kế toán, hãy cùng xem bài viết dưới đây nhé!

1. Được gì khi theo ngành kế toán?

Ngành kế toán hiện tại được khá nhiều bạn lựa chọn, trước hết là bởi những lợi ích mà công việc này mang lại.

Xác định công việc rõ ràng

Nếu bạn đang theo học ngành kế toán thì hẳn bạn đã xác định khi ra trường mình sẽ trở thành một kế toán viên. Kế toán cũng có nhiều vị trí như: kế toán công nợ, kế toán kho, kế toán bán hàng, kế toán thuế,… Tuy nhiên về kỹ năng và chuyên môn cũng không khác biệt nhiều, đều dựa trên kiến thức nền tảng về kế toán.

công việc kế toán

Không giống như một số ngành khác như Quản trị kinh doanh, Thương mại, Tài chính ngân hàng, Công nghệ, Khoa học thông tin,… bạn rất khó xác định công việc, vị trí cụ thể của mình sau khi ra trường. Bạn không cần tìm kiếm, suy nghĩ mình nên ứng tuyển vào vị trí nào trong công ty. Đây có thể được coi là ưu điểm khi bạn theo ngành này.

Công việc ổn định và có tiềm năng phát triển

Kế toán được coi là một công việc “nhẹ nhàng” với những ai thích cuộc sống đơn giản, ổn định, không cần thay đổi hay di chuyển quá nhiều. Nếu bạn ra trường với kết quả học tập tốt, có kiến thức và chuyên môn vững thì việc từ sinh viên thực tập đến vị trí nhân viên chính thức là điều không hề khó. Hơn nữa, sau vài năm với kinh nghiệm và năng lực của mình, phấn đấu trở thành kế toán trưởng, trưởng phòng tài chính – kế toán là điều có thể.

Nhu cầu nguồn nhân lực lớn

Bất cứ doanh nghiệp nào, từ nhỏ đến lớn đều cần đến kế toán, một phòng kế toán cũng cần nhiều vị trí kế toán viên. Chưa kể mỗi năm, có hàng trăm nghìn đơn vị startup, doanh nghiệp, tập đoàn từ nước ngoài đến Việt Nam. Không chỉ là cần mà còn rất quan trọng, kế toán quản lý tài chính, tham gia vào quá trình vận hành bộ máy doanh nghiệp.

Dù hàng trăm năm sau, kinh tế thay đổi thế nào thì kế toán vẫn là vị trí không thể thiếu, chỉ khác yêu cầu về chất lượng kế toán. Vì vậy, sinh viên kế toán đừng quá lo lắng về việc thất nghiệp. Trừ khi bạn không đủ năng lực, trình độ.

kế toán viên

Mức thu nhập tương đối ổn định và cao với người có năng lực

Chắc chắn rằng, với những người có năng lực, trình độ tốt thì mức lương và tiền thưởng cũng không hề “keo kiệt”. Nhiều người than vãn về công việc kế toán chỉ mang lại mức thu nhập bèo bọt. Nhưng đó là họ chưa biết cách làm tăng giá trị của bản thân, chưa có những đóng góp mang lại giá trị. Khi bạn mang lại giá trị, có những cống hiến đáng giá thì bạn xứng đáng nhận được những điều tốt hơn.

Cuộc sống luôn công bằng, một cái giá tốt mới có thể đổi lấy một cái giá tốt khác. Hãy thể hiện bản lĩnh, tài năng của mình, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ tin tưởng và trọng dụng bạn.

Bạn vẫn dễ dàng tìm việc lại sau khi nghỉ việc 

Với bản lĩnh sẵn có, bạn dễ dàng trở thành “viên ngọc” mà nhiều doanh nghiệp muốn săn đón. Nên dù bạn có nghỉ việc đi chăng nữa cũng vẫn bắt đầu với công việc khác dễ dàng. Thậm chí bạn có thể bắt đầu lại với những kế hoạch lớn hơn trong tương lai.

2. Khó khăn gì khi bạn trở thành kế toán

kinh nghiệm kế toán

Kiến thức, kỹ năng, bằng cấp: Cũng như bất cứ nghề nghiệp nào, bạn không thể thiếu kiến thức, kỹ năng và bằng cấp. Đừng nghĩ những kiến thức bạn học trong nhà trường là đủ. Kinh nghiệm rèn luyện thực tế cũng sẽ giúp bạn rất nhiều khi chính thức bắt đầu công việc. Những yêu cầu về chất lượng kế toán ngày một cao do sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, các vấn đề mới phát sinh với nghề kế toán, những đổi mới về kinh tế,… Vì vậy, bạn cần lên kế hoạch cho mình, trang bị đầy đủ và chắc chắn những điều cần thiết trước khi chính thức vào nghề.

Thời gian, tâm sức: Công việc kế toán không hề dễ dàng, nhàn hạ như lý thuyết bạn biết đâu. Khi đối mặt thực sự với những con số, báo cáo, kế hoạch,… bạn sẽ biết ngay thôi. Đôi khi nó chiếm của bạn rất nhiều thời gian và công sức, sự tỉ mỉ, kiên nhẫn. Bởi nếu không chỉ một sai sót với các con số bạn sẽ làm ảnh hưởng tới cả hệ thống công ty.

Bạn phải là người chịu được áp lực, chăm chỉ, cẩn thận, có trách nhiệm khi muốn bước vào ngành kế toán. Nếu bạn có được kỹ năng, bản lĩnh thì chắc chắn những khó khăn này sẽ không thể làm khó được bạn. Chúc bạn thành công!

Tham khảo thêm:

3 lỗi cơ bản kế toán mới ra trường thường hay mắc phải

Công việc nào là phù hợp với sinh viên kế toán mới ra trường?

Kinh nghiệm làm kế toán cho người mới bắt đầu