Căng thẳng quá mức trong công việc khiến sức khỏe của bạn ngày càng tệ đi và ảnh hưởng không tốt đến công việc và cuộc sống. Có đến 80% những người đi làm đều gặp stress trong công việc. Còn với công việc kế toán, con số này còn lớn hơn nhiều bởi tính chất công việc bận rộn, nhiều áp lực. Vậy làm sao để kế toán vượt qua stress mỗi ngày, vừa đảm bảo công việc lâu dài?
Nguyên nhân dẫn đến stress
– Môi trường làm việc căng thẳng: Thực chất công ty nào cũng muốn tạo một môi trường năng động, thoải mái cho nhân viên của mình.
Tuy nhiên, cứ đến cuối tháng, hết quý, hết năm, kế toán lại ngập đầu với hàng đống hồ sơ quan trọng, báo cáo tài chính,…lượng công việc quá tải thì muốn thoải mái cũng khó.
Chưa nói nếu bạn gặp sếp khó tính, khắt khe, đồng nghiệp không có sự gắn bó thì việc bạn gặp stress mỗi ngày là đương nhiên.
– Công việc có biến động: Đột nhiên có nhân sự trong phòng kế toán của bạn nghỉ việc thì lượng công việc hằng ngày của bạn sẽ phải tăng lên, hoặc bạn bị điều chuyển công các, phải làm quen với công việc mới,… Bất cứ sự biến động nào trong công việc cũng ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lí của bạn.
– Bạn là người mới: Khi bạn mới gia nhập một công ty thì việc đầu tiên cần làm quen với công việc. Bạn phải học hỏi, làm quen với nhiều thứ mới, đặc biệt công việc kế toán có rất nhiều thứ cần học hỏi. Việc này có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, áp lực, khó hòa nhập trong thời gian đầu.
– Tự tạo áp lực: Bạn là người cầu toàn, hiếu thắng, luôn không muốn bị sếp bắt lỗi, bạn buộc mình phải làm mọi thứ thật hoàn hảo. Điều này khiến bạn tự tạo áp lực cho bản thân, luôn cảm thấy lo lắng, mệt mỏi.
– Tuổi tác: Tuổi tác cũng là nguyên nhân dẫn đến stress. Tuổi tác càng cao đồng nghĩa cuộc sống của bạn càng có nhiều điều cần lo toan, vị trí trong công việc cũng cao hơn, đòi hỏi trách nhiệm hơn nên càng dễ bị stress.
6 bí quyết giảm stress người kế toán
– Không ăn quá nhiều đồ ngọt:
Ăn đồ ngọt có thể khiến cơ thể thải ra một lượng lớn hóc môn Serotonin khiến bạn dễ buồn ngủ hơn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công việc cả ngày của kế toán, công việc đòi hỏi sự tỉnh táo, tập trung cao.
– Vận động nhẹ nhàng vào buổi sáng, giúp kế toán vượt qua stress
Hãy dành 20-30 phút mỗi sáng, vận động cơ thể nhẹ nhàng để đảm bảo cơ thể được thoải mái, lưu thông nếu bạn hay thức khuya. Tập yoga cũng rất tốt cho việc duy trì sự tỉnh táo, giúp cơ thể tiếp cận nhiều năng lượng hơn, thúc đẩy tuần hoàn máu để bắt đầu một ngày mới.
– Uống nhiều nước:
Uống nhiều nước giúp cơ thể đào thải nhiều độc tố, duy trì sự tỉnh táo cho não bộ, giúp cơ thể bớt mệt mỏi hơn.
– Ăn nhẹ giữa buổi cả ngày:
Các đồ ăn giàu vitamin và protein như trái cây và sữa tươi giúp cơ thể bạn tràn đầy năng lượng khi thấy mệt mỏi mà chưa tới bữa chính.
– Ngủ một giấc ngắn:
Những giấc ngủ ngắn 15-20 phút giúp não bộ của bạn được nghỉ ngơi trong thời gian ngắn, bớt căng thẳng, lấy lại sự tỉnh táo, minh mẫn để kế toán vượt qua stress ,tiếp tục công việc.
– Luôn giữ tâm trạng vui vẻ:
Ông bà ta đã nói “một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” chẳng sai chút nào. Theo nghiên cứu khoa học, nụ cười làm tăng tiết hoóc môn Serotonin (hóc môn điều hòa tâm trạng).
Cười thật nhiều, giữ trạng thái vui vẻ cũng là cách để bạn chống lại sự căng thẳng của công việc kế toán, khiến không khí nơi làm việc cũng thoải mái hơn. Khi tâm trạng được thoải mái thì làm việc gì cũng cảm thấy tỉnh táo, sáng suốt.
Dấu hiệu bệnh stress
- Không còn tự chủ được công việc hàng ngày;
- Luôn mơ hồ thấy lo lắng về thời gian;
- Đi làm trễ và tranh thủ về sớm;
- Không còn thấy nhiệt tình với công việc như trước;
- Hoài nghi về công việc mình làm;
- Thiếu gần gũi với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp;
- Gặp khó khăn với giấc ngủ;
- Đề cao những chuyện vụn vặt;
- Thấy mệt mỏi mọi lúc, mọi nơi;…
Nếu bạn đang có những dấu hiệu như trên, rất có thể bạn đang stress với công việc kế toán. Bạn cần được chăm sóc sức khỏe và tâm lý bởi nếu tình trạng này kéo dài nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn.
Kế toán vượt qua stress mỗi ngày, hãy áp dụng nhanh 6 bí quyết trên nhé!
Tham khảo:
Những điều được và mất khi bạn theo ngành kế toán
Kế toán trưởng – Vị trí quan trọng, mẫu mực trong doanh nghiệp
Kinh nghiệm làm kế toán cho người mới bắt đầu