Nghiệp Vụ old Phương pháp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái theo thông...

Phương pháp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái theo thông tư 200

1320
hạch toán chênh lệch tỷ giá

Trong quá trình hoạt động tại doanh nghiệp có những nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ. Doanh nghiệp phải ghi sổ kế toán theo đơn vị thống nhất là đồng Việt Nam. Là kế toán doanh nghiệp, bạn cần phải nắm rõ những quy định về hạch toán chênh lệch tỷ giá. Bài viết dưới đây Ketoan.vn sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về hạch toán chênh lệch tỷ giá theo thông tư 200 của Bộ tài chính.

hạch toán chênh lệch tỷ giá

1. Chênh lệch tỷ giá hối đoái là gì?

Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau.

Để có thể quy đổi từ ngoại tệ sang đồng Việt Nam cần căn cứ vào tỷ giá hối đoái tại thời điểm phát sinh giao dịch. Doanh nghiệp phải phản ánh theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết của các khoản 111,112 và các khoản phải thu, phải trả.

Chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu phát sinh trong hai trường hợp sau:

1.1. Thực tế mua bán, trao đổi hoặc nghiệp vụ thanh toán bằng ngoại tệ trong kỳ

Trường hợp này còn có tên gọi khác là chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện. Đây là khoản chênh lệch từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng đơn vị tiền tệ khác ra Việt Nam đồng theo tỷ giá hối đoái khác nhau.

Chênh lệch tỷ giá hối đoái này phát sinh chủ yếu do các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc thanh toán bằng đồng ngoại tệ. Trong các trường hợp này, tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán sẽ được ghi theo tỷ giá thực tế ngày giao dịch.

Khi phát sinh giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải chú ý đến nguyên tắc sau:

  • Phát sinh tăng của tài khoản tiền tệ có gốc ngoại tệ – Áp dụng tỷ giá thực tế
  • Phát sinh giảm của các tài khoản tiền tệ có gốc ngoại tệ – Áp dụng tỷ giá ghi sổ

2.2. Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày lập báo cáo tài chính

Tại thời điểm kết thúc năm tài chính, các khoản mục tiền tệ phải được báo cáo dựa theo tỷ giá cuối năm tài chính. Vì vậy, doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC, như sau:

  • “Tỷ giá giao dịch thực tế áp dụng khi đánh giá lại số dư tiền mặt bằng ngoại tệ là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch (do doanh nghiệp tự lựa chọn) tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.
  • Vàng tiền tệ được đánh giá lại theo giá mua trên thị trường trong nước tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Giá mua trên thị trường trong nước là giá mua được công bố bởi Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước không công bố giá mua vàng thì tính theo giá mua công bố bởi các đơn vị được phép kinh doanh vàng theo luật định.”

2. Nguyên tắc hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái

chênh lệch tỷ giá hối đoái

2.1. Hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch đánh giá lại cuối kỳ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

  • Các chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ sẽ được kế toán ghi nhận ngay vào chi phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
  • Đối với các doanh nghiệp vừa có hoạt động sản xuất kinh doanh và vừa có hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản dở dang, nếu phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái trong kỳ và cuối kỳ có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản dở dang cũng được ghi nhận vào doanh thu tài chính và chi phí tài chính.
  • Doanh nghiệp sẽ không được thực hiện chia lợi nhuận hoặc trả cổ tức do phần lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái vào cuối năm tài chính.

2.2. Hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch do đánh giá lại cuối kỳ liên quan đến hoạt động đầu tư, xây dựng

  • Nếu trong quá trình đầu tư xây dựng có phát sinh khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện và chênh lệch tỷ giá hối đoái cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phản ánh lũy kế trên bảng cân đối kế toán.
  • Sau khi kết thúc quá trình đầu tư xây dựng, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng không tính vào tài sản cố định mà kết chuyển toàn bộ vào chi phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chính của năm tài chính có tài sản được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Thời gian phân bổ khoản chênh lệch này không quá 5 năm.

3.3. Hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động nước ngoài

  • Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động của doanh nghiệp ở nước ngoài sẽ không được tách rời với hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, nên nó sẽ được tính ngay vào doanh thu hoặc chi phí tài chính trong kỳ.
  • Chênh lệch tỷ giá hối đoái do phát sinh từ chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài độc lập và sẽ được phản ánh trên tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái. Khoản chênh lệch này chỉ được tính vào doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính khi doanh nghiệp thanh lý các khoản đầu tư thuần đó ở nước ngoài.

Hi vọng các bạn đã nắm vững các quy định về hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái.

Xem thêm bài viết tại

Cách hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Nắm vững khái niệm doanh thu bán hàng và chiết khấu bán hàng