Nghiệp Vụ old Cách hạch toán tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối...

Cách hạch toán tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

1922
hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái
Mục lục Hiển thị

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ chủ yếu xảy ra các nghiệp vụ kinh tế sử dụng ngoại tệ là chủ yếu. Vậy, kế toán sẽ hạch toán những nghiệp vụ có ngoại tệ như thế nào? Cách hạch toán tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái ra sao? Bài viết này Ketoan.vn sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó!

hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái

1. Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Theo thông tư 200, việc hạch toán tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái được quy định như sau:

Tài khoản được sử dụng để hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái là tài khoản 413. Tài khoản này có kết cấu như sau:

Bên Nợ:

  • Lỗ tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
  • Lỗ tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án, công trình trọng điểm quốc gia gắn với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, quốc phòng.
  • Kết chuyển lãi tỷ giá vào tài khoản doanh thu hoạt động tài chính

Bên Có:

  • Lãi tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
  • Lãi tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án, công trình trọng điểm quốc gia gắn với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, quốc phòng.
  • Kết chuyển lỗ tỷ giá vào tài khoản chi phí tài chính

Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái có thể có số dư bên Nợ hoặc bên Có

Số dư bên Nợ phản ánh khoản lỗ tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án, công trình trọng điểm quốc gia gắn với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, quốc phòng.

Số dư bên Có phản ánh khoản lãi tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án, công trình trọng điểm quốc gia gắn với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, quốc phòng.

2. Hạch toán một số giao dịch chủ yếu

chênh lệch tỷ giá hối đoái

2.1. Hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái theo thông tư 200 phát sinh trong kỳ

a, Khi mua hàng hóa, tài sản, nguyên vật liệu… thanh toán bằng đồng ngoại tệ, kế toán ghi nhận:

Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 627, 641, 642… (sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái)

Có các TK 1112, 1122 (sử dụng tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái)

b, Khi mua vật tư, hàng hóa, công cụ dụng cụ… chưa trả tiền ngay, kế toán sử dụng tỷ giá thực tế ngày giao dịch phát sinh để ghi nhận:

Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 156, 211, 627, 641, 642… (tỷ giá thực tế)

Có các TK 331, 341, 336…

c, Khi ứng trước ngoại tệ cho người bán:

  • Kế toán phản ánh số tiền ứng trước cho người bán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế tại thời điểm ứng trước)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái)

Có các TK 1112, 1122 (sử dụng tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái)

d) Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ, kế toán hạch toán:

Nợ các TK 331, 336, 341,… (tỷ giá ghi sổ)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái)

Có các TK 1112, 1122 (tỷ giá ghi sổ)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái)

e) Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng ngoại tệ, kế toán sử dụng tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại ngày giao dịch, ghi:

Nợ các TK 1112, 1122 131… (tỷ giá thực tế)

Có các TK 511, 711 (tỷ giá thực tế)

g) Khi nhận trước tiền của người mua bằng ngoại tệ để cung cấp vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ:

  • Kế toán phản ánh số tiền nhận trước của người mua theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước, ghi:

Nợ các TK 1112, 1122

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng

4.2. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh theo thông tư 200 do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ

a) Khi lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải thực hiện đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế:

  • Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái:

Nợ các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,..

Có TK 4131 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

  • Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái:

Nợ TK 4131 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,…

b) Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ:

– Kế toán thực hiện kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào doanh thu hoạt động tài chính:

Nợ TK 4131 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái).

– Kế toán thực hiện kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào doanh thu hoạt động tài chính:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái)

Có Tk 4131 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Xem thêm bài viết tại:

>>Các quy định về hạch toán chênh lệch tỷ giá theo thông tư 200