Đối với các công ty lớn hay tập đoàn sở hữu công ty con thì việc lập báo cáo tài chính hợp nhất là việc làm khá quen thuộc. Vậy khi lập báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán cần chú ý những nguyên tắc nào. Bài viết của Ketoan.vn sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này nhé!
1. Báo cáo tài chính hợp nhất là gì?
Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tài chính của một tập đoàn, được trình bày như báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. Báo cáo này sẽ được lập dựa trên cơ sở hợp nhất các thông tin từ báo cáo tài chính của công ty mẹ và công ty con dựa theo những quy định trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 25.
2. Các nguyên tắc lập và trình bày BCTC hợp nhất
Những nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất đã được quy định trong Điều 10, Thông tư 202/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014.
2.1. Hợp nhất tất cả các báo cáo tài chính
Công ty mẹ khi tiến hành lập báo cáo tài chính hợp nhất phải hợp nhất riêng BCTC của mình và của tất cả các công ty con ở trong nước và nước ngoài do công ty mẹ nắm quyền kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp.
Trừ các trường hợp sau:
- Việc nắm giữ quyền kiểm soát của công ty mẹ chỉ là tạm thời
- Hoạt động của công ty con bị hạn chế trên 12 tháng và ảnh hưởng đến việc chuyển vốn cho công ty mẹ
2.2. Công ty mẹ không được loại trừ khỏi BCTC hợp nhất
Các trường hợp công ty mẹ không được loại trừ khỏi BCTC hợp nhất đó là:
- Công ty con có hoạt động kinh doanh khác biệt với hoạt động của công ty mẹ và các công ty con khác trong tập đoàn.
- Công ty con là quỹ tín khác, quỹ tương hỗ, quỹ đầu tư mạo hiểm của các doanh nghiệp tương tự
2.3. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất
Báo cáo tài chính hợp nhất được lập và trình bày theo các nguyên tắc kế toán tương tự như báo cáo tài chính của doanh nghiệp, độc lập theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định của chuẩn mực kế toán khác có liên quan.
2.4. Áp dụng chung một chính sách kế toán
BCTC hợp nhất phải được lập trên cơ sở áp dụng chính sách kế toán thống nhất trong tập đoàn. Công ty mẹ phải có trách nhiệm hướng dẫn các công ty con thực hiện việc điều chỉnh lại BCTC dựa trên bản chất của các giao dịch và sự kiện kinh tế phát sinh. Trường hợp công ty con không thể sử dụng cùng một chính sách kế toán giống như chính sách kế toán của tập đoàn thì cần phải nêu rõ khoản mục đã ghi nhận trong báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn.
2.5. Áp dụng chung một kỳ kế toán
- Báo cáo tài chính của riêng công ty mẹ và riêng công ty con phải được lập cho cùng một kỳ kế toán
- Nếu kỳ kế toán của công ty con khác với công ty mẹ thì công ty con phải lập thêm một BCTC có cùng kỳ kế toán với công ty mẹ
- Kỳ kế toán của các BCTC của công ty mẹ và công ty con không được chênh lệch quá 3 tháng.
2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty con phải đưa vào BCTC hợp nhất kể từ ngày công ty mẹ nắm quyền kiểm soát công ty con
- Tài sản thuần của công ty con tại ngày mua sẽ được phản ánh trên BCĐKT hợp nhất theo giá trị hợp lý
- Nếu phát sinh phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý thì phải phân bổ cho cả cổ đông mẹ và cổ đông không kiểm soát
- Nếu sau ngày mua, TSCĐ của công ty con được thanh lý, bán thì phần chênh lệch được điều chỉnh như sau:
– Điều chỉnh vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tương ứng với phần sở hữu cổ đông của công ty mẹ.
– Điều chỉnh vào lợi ích cổ đông không kiểm soát tương ứng với phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát.
2.8. Xác định Lợi thế thương mại
- Lợi thế thương mại = Giá phí khoản đầu tư – Giá trị hợp lý của tài sản thuần tại thời điểm công ty mẹ nắm giữ công ty con
- Thời gian phân bổ lợi thế thương mại là 10 năm
- Nếu tại một thời điểm thấy lợi thế thương mại bị tổn thất hơn số phân bổ hàng năm thì phân bổ theo số lợi thế thương mại bị tổn thất ngay trong kỳ phát sinh.
2.9. Đơn vị tiền tệ trên BCTC hợp nhất
Đơn vị tiền tệ trên BCTC hợp nhất phải được chuyển đổi toàn bộ sang đồng tiền báo cáo của công ty mẹ.
Xem thêm các bài viết tại:
>>Quy định về việc nộp báo cáo tài chính của doanh nghiệp
>>16 công việc cần làm trước khi lập báo cáo tài chính