Kinh nghiệm Kế toán Quản trị và Kế toán Tài chính khác nhau thế...

Kế toán Quản trị và Kế toán Tài chính khác nhau thế nào?

2130
kế toán quản trị và kế toán tài chính

Bạn đã từng nghe thấy thuật ngữ “Kế toán Quản trị” hay “Kế toán Tài chính”? Hoặc bạn đang định ứng tuyển vào một trong hai vị trí này? Nhưng bạn đã thực sự hiểu về nó chưa? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về Kế toán Quản trị và Kế toán Tài chính qua bài viết dưới đây nhé!

1. Sự giống nhau

Đều là công việc kế toán nên về cơ bản hai hệ thống kế toán này giống nhau là đều dựa vào dữ liệu thu thập được từ hệ thống kế toán cơ bản của tổ chức.

Hệ thống kế toán chung bao gồm: thủ tục, nhân sự, và hệ thông máy tính để thu thập và lưu trữ các dự liệu tài chính của tổ chức. Một phần trong hệ thống chung đó là hệ thống kế toán chi phí (cost accounting), có nhiệm vụ thu thập thông tin chi phí được sử dụng trong cả hệ thống kế toán quản trị và kế toán tài chính.

Ví dụ, nếu kế toán quản trị sử dụng số liệu về giá thành sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp để định giá sản phẩm thì kế toán tài chính lại sử dụng số liệu về giá thành sản phẩm để xác định giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán. Như vậy cùng một thông tin dữ liệu nhưng được hai hệ thống kế toán sử dụng với những mục đích khác nhau.

giống nhau của kế toán quản trị và kế toán tài chính

2. Khác nhau

Với những người trong ngành kế toán cần phân biệt rõ những điểm khác nhau giữa hai hệ thống Kế toán Quản trị và Kế toán Tài chính này để đảm bảo đúng công việc.

2.1. Mục đích

  • Kế toán quản trị có mục đích: Cung cấp thông tin phục vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Kế toán tài chính: Cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính.

2.2. Đối tượng phục vụ

  • Đối với hệ thống kế toán quản trị: Đối tượng phục vụ là các nhà quản lý doanh nghiệp (Hội đồng quản trị, ban giám đốc).
  • Đối với hệ thống kế toán tài chính: Đối tượng phục vụ là các nhà quản lý doanh nghiệp, đối tượng bên ngoài doanh nghiệp (nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan thống kê).

2.3. Nguyên tắc cung cấp thông tin

nguyên tắc kế toán quản trị

  •  Kế toán quản trị không có tính bắt buộc, các nhà quản lý được toàn quyền quyết định và điều chỉnh phù hợp với nhu cầu và khả năng quản lý của doanh nghiệp.
  • Kế toán tài chính phải tôn trọng các nguyên tắc kế toán được thừa nhận và được sử dụng phổ biến, nói cách khác kế toán tài chính phải đảm bảo tính thống nhất theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán nhất định để mọi người có cách hiểu giống nhau về thông tin kế toán đặc biệt là báo cáo tài chính và kế toán tài chính phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là những yêu cầu quản lý tài chính và các yêu cầu của xã hội thông qua việc công bố những số liệu mang tính bắt buộc.

2.4. Kỳ báo cáo

  • Thông thường kế toán quản trị có số kỳ lập báo cáo nhiều hơn: Quý, năm, tháng, tuần, ngày.
  • Kế toán tài chính có các kỳ lập kế toán là: Quý, năm.

2.5. Đặc điểm thông tin

  • Thông tin trong kế toán quản trị được nhấn mạnh đến sự thích hợp và tính linh hoạt và được tổng hợp theo nhiều góc độ khác nhau. Thông tin cũng ít chú trọng đến sự chính xác mà tập trung vào những biến động có tính dự báo. Bởi kế toán quản trị dựa vào thông tin để đánh giá và xây dựng các kế hoạch kinh doanh, theo dõi thông tin dưới hình thái giá trị và hiện vật.
  • Trong khi đó, kế toán tài chính phản ánh thông tin xảy ra trong quá khứ có tính khách quan và kiểm tra được. Thông tin được theo dõi dưới hình thái giá trị.

2.6. Tính bắt buộc theo luật định

tính bắt buộc trong kế toán tài chính

  • Kế toán quản trị không có tính bắt buộc.
  • Kế toán tài chính có tính bắt buộc theo luật định: chứng từ, sổ sách báo cáo tài chính ở mọi doanh nghiệp bắt buộc phải thống nhất. Nếu có sự chênh lệch, không đúng về số liệu hoặc hạch toán không đúng cách thì báo cáo đó cũng sẽ không được chấp nhận.

2.7. Phạm vi thông tin

  • Kế toán quản trị: phạm vi thông tin liên quan đến việc quản lý trên từng bộ phận (phân xưởng, phòng ban) cho đến từng cá nhân có liên quan.
  • Kế toán tài chính: phạm vi thông tin liên quan đến việc quản lý tài chính trên quy mô toàn doanh nghiệp.

2.8. Mối quan hệ với các môn khoa học khác

  • Kế toán quản trị có mối quan hệ với nhiều môn khoa học khác như: Kinh tế học, thống kê kinh tế, tổ chức quản lý doanh nghiệp, quản trị đầu tư để tổng hợp phân tích và xử lý thông tin.
  • Kế toàn tài chính ít có mối quan hệ với các môn khoa học khác.

Trên đây là những điểm giống và khác nhau giữa Kế toán Quản trị và Kế toán Tài chính được chúng tôi tổng hợp. Hy vọng thông tin này sẽ hữu ích với những kế toán viên.

Xem thêm:

Kế toán doanh nghiệp và kế toán hành chính sự nghiệp khác nhau thế nào?

Chênh lệch vĩnh viễn và chênh lệch tạm thời trong kế toán là gì?

Thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất đặc biệt khác nhau thế nào?