Trong kế toán giá thành, để xác định chính xác giá thành của các loại sản phẩm, hàng hóa khác nhau cần phải thực hiện một bước quan trọng là đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Vậy có những phương pháp đánh giá sản phẩm nào mà doanh nghiệp có thể áp dụng? Sau đây là 3 phương pháp đánh giá phổ biến nhất hiện nay, bao gồm:
- Phương pháp đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu
- Phương pháp đánh giá theo sản lượng hoàn thành tuơng đương
- Phương pháp đánh giá theo chi phí sản xuất định mức.
I. Đánh giá theo phương pháp chi phí nguyên vật liệu
Theo phương pháp này thì giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính chi phí nguyên vật liệu chính hoặc nguyên vật liệu trực tiếp. Còn các chi phí khác thì tính toàn bộ cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ phải chịu và phải được theo dõi chặt chẽ bởi kế toán.
1. Đối tượng áp dụng
Cách đánh giá này thường áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản, có chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp chiếm tỷ lệ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, chi phí vật liệu phụ và cá chi phí chế biến chiếm tỷ trọng không đáng kể.
2. Đặc điểm
Mặc dù phương pháp đánh giá sản phẩm này khá đơn giản và nhanh gọn trong khâu tính toán nhưng kết quả đánh giá lại không có độ chính xác cao vì chỉ có nguyên vật liệu chính được tính, còn chi phí khác thì lại được tính vào sản phẩm hoàn thành. Vì vậy kế toán cần lưu ý đặc điểm này để chọn phương pháp đánh giá thuận tiện và phù hợp nhất cho doanh nghiệp.
3. Công thức tính
Trong đó:
Lưu ý:
- Đối với nguyên vật liệu còn thừa, không dùng hết, phế liệu thu được từ vật liệu chính thì khi đánh giá phải được loại trừ
- Đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau, thì sản phẩm dở dang cuối kỳ của các giai đoạn sau được đánh giá theo giá trị nửa thành phẩm của giai đoạn chuyển trước qua. Hiểu theo cách khác thì giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn trước chính là nguyên vật liệu chính của cả giai đoạn sau.
II. Đánh giá theo phương pháp sản lượng hoàn thành tương đương
1. Đối tượng áp dụng
Phương pháp đánh giá này thường áp dụng cho các đoanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp, sản phẩm dở dang còn nhiều và không giống nhau, chhi phí chế biến những mặt hàng này cũng chiếm tỷ trọng lớn.
2. Đặc điểm
Điểm đặc biệt của phương pháp này là nó có thể đảm bảo số liệu hợp lý và có độ tin cậy cao hơn các phương pháp đánh giá sản phẩm khác. Tuy nhiên, do khối lượng tính toán khá lớn làm cho việc đánh giá mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang trên các công đoạn của dây chuyền công nghệ sản xuất khá phức tạp và không có tính khách quan.
3. Công thức tính
Sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp tính này sẽ phải chịu toàn bộ các khoản chi phí phát sinh theo mức độ hoàn thành của sản phẩm. Vì vậy, khi kiểm kê hàng hóa cần phải xác định mức độ hoàn thành dở dang (%) rồi sau đó tính ra sản lượng tương đương theo công thức sau:
Qtđ = Qd x % hoàn thành (1)
Với những chi phí bỏ vào 1 lần như nguyên vật liệu chính thì tính cho sản phẩm dở dang và sản phẩm hoàn thành là như nhau theo công thức (1). Còn với các chi phí khác bỏ dần theo mức độ chế biến của giai đoạn như vật liệu phụ, nhân công, chi phí chung… thì được xác định theo mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang theo công thức (2) sau đây:
III. Đánh giá theo phương pháp tính theo chi phí sản xuất định mức
1. Đối tượng áp dụng
Khác với các phương pháp đánh giá bên trên, phương pháp này thường được áp dụng cho các doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí hợp lý, tiên tiến, chính xác, hoặc đối với các doanh nghiệp áp dụng hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo định mức.
2. Đặc điểm
Bên cạnh ưu điểm tính toán nhanh do có sẵn các bảng tính giúp cho việc xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được nhanh hơn thì phương pháp đánh giá này lại có độ chính xác thấp vì chi phí thực tế không thể sát với chi phí định mức được.
3. Công thức tính
Theo phương pháp này, căn cứ vào định mức các loại chi phí cho thành phẩm, nửa thành phẩm và sản phẩm làm dở để tính ra giá trị sản phẩm làm dở. Ta có công thức tính như sau:
Trên đây là các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ phổ biến mà kế toán cần phải biết để có thể đánh giá được hàng hóa, nguyên vật liệu một cách chính xác và phù hợp nhất với loại hình doanh nghiệp của mình.
>> Cách tính nguyên giá tài sản cố định cho doanh nghiệp
>> Các phương pháp tính giá hàng hóa xuất kho mà kế toán cần biết