Việc hạch toán thuế môn bài có sự thay đổi đáng kể so với trước kia. Bạn đã cập nhật những kiến thức về cách hạch toán thuế môn bài mới nhất năm 2019 chưa? Ketoan.vn sẽ giới thiệu đến bạn cách hạch toán loại thuế này qua bài viết dưới đây.
Những thay đổi trong hạch toán thuế môn bài
Cụ thể, tại nghị định 139/2016/TT-BTC ngày 4/10/2016 có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/1/2017 đã thay đổi thuế môn bài thành lệ phí môn bài. Chính điều này đã dẫn đến sự thay đổi trong các hạch toán lệ phí môn bài.
Theo đó, việc hạch toán thuế môn bài thay vì sử dụng tài khoản 3338 sẽ được chuyển sang tài khoản 3339 – Phí, lệ phí. Việc hạch toán theo tài khoản nào cũng không quan trọng là doanh nghiệp của bạn phải thực hiện đóng thuế đầy đủ. Tuy nhiên, chúng ta nên hạch toán theo đúng bản chất của nó.
Hạch toán lệ phí môn bài
1. Khi nộp Tờ khai lệ phí môn bài
Dựa vào tờ khai lệ phí môn bài đã nộp cho cơ quan thuế, kế toán hạch toán theo hướng dẫn của thông tư 200, như sau:
Nợ TK 6425 – Thuế, phí và lệ phí
Có TK 3339 – Phí, lệ phí
Hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 133, nếu doanh nghiệp của bạn áp dụng chế độ kế toán theo thông tư này
Nợ TK 6422 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 3339 – Phí, lệ phí
Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức sản xuất kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ được quy định như sau:
- 3 triệu đồng/năm: đối với tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư > 10 tỷ đồng
- 2 triệu đồng/năm: đối với tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư < 10 tỷ đồng
- 1 triệu đồng/năm: đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh…
2. Khi nộp tiền vào Ngân sách nhà nước
Căn cứ vào giấy nộp tiền ngân sách, hạch toán như sau:
Nợ TK 3339 – Phí, lệ phí
Có TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
3. Hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế môn bài
- Khi doanh nghiệp nhận được quyết định xử phạt của cơ quan thuế
Nợ TK 811: Chi phí khác
Có TK 3339: Phí, lệ phí và các khoản phải nộp
- Khi doanh nghiệp nộp tiền phạt, căn cứ vào giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước
Nợ TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp
Có TK 111, 112 – Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí vào tài khoản Xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK 911 – Xác định kết quả sản xuất kinh doanh
Có TK 811 – Chi phí khác
Lưu ý:
- Khoản tiền phạt nộp tiền thuế môn bài và Tiền phạt chậm nộp Tờ khai thuế môn bài, khi tính chi phí được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ không được coi là chi phí hợp lý.
- Theo khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định “Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.”
Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài
Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài bao gồm những trường hợp sau:
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh có doanh thu hàng năm dưới 100 triệu đồng
- Cá nhân, nhóm cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh không thường xuyên, không có địa điểm kinh doanh chính.
- Các cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối
- Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
- Điểm bưu điện văn hóa xã, cơ quan báo chí
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã hoạt động phục vụ sản xuất nông nghiệp
- Quỹ tín dụng nhân dân xã, hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã và doanh nghiệp tư nhân tại địa bàn miền núi.
Việc khai lệ phí môn bài sẽ được thực hiện một lần khi người nộp lệ phí bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh và chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế, người nộp lệ phí mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài.
Xem thêm bài viết tại