Quy định Bảo Hiểm Cập nhật các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH

Cập nhật các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH

3053
Cập nhật các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH

Bên cạnh các khoản phụ cấp phải đóng bảo hiểm xã hội, kế toán cũng cần cập nhật các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH theo quy định hiện hành để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Để giúp bạn có thêm thông tin này, Ketoan.vn sẽ gửi đến bạn bài viết về các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH dưới đây. Mời các bạn cùng theo dõi.

Cập nhật các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH

1. Các khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội

Theo quy định hiện hành, người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc với các khoản chế độ và phúc lợi khác, như:

  • Tiền thưởng theo quy định tại điều 103 của Bộ Luật Lao động năm 2012, tiền thưởng sáng kiến.

“Điều 103. Tiền thưởng Bộ luật lao động:

1. Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.”

  • Tiền ăn giữa ca
  • Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác.

2. Lương tháng 13, phụ cấp chuyên cần có phải đóng Bảo hiểm xã hội không?

Theo Công văn 560/LĐTBXH-BHXH ngày 6/2/2018 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tiền thưởng của người lao động, bao gồm cả tiền thưởng lương tháng 13 và tiền thưởng theo đánh giá kết quả công việc hàng năm không làm căn cứ để tính đóng bảo hiểm xã hội.

Theo công văn số 2016/LĐTBXH-BHXH ngày 30/7/2018 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về tiền lương đóng BHXH bắt buộc từ ngày 1/1/2018: Chỉ bắt buộc đóng BHXH đối với các khoản bổ sung khác “xác định được mức tiền cụ thể cùng mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.”

=> Trường hợp các khoản phụ cấp ca và phụ cấp chuyên cần không xác định được trước thì không phải là khoản bổ sung khác bắt buộc đóng BHXH.

Riêng trợ cấp xa nhà là khoản chi trả hàng tháng và xác định trước cho nhân viên. Do đó, để xác định xem khoản trợ cấp này có phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội hay không thì phải xác định rõ nguồn tiền chi trả cho khoản phúc lợi này.

3. Một số lưu ý trong xác định tiền lương đóng bảo hiểm xã hội

Đối với người lao động đồng thời có từ 2 hợp đồng lao động trở lên với nhiều đơn vụ khác nhau, thì:

  • Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo Hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
  • Đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.

Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả theo công việc đang làm của tháng mà người lao động làm thêm giờ chia cho số giờ thực tế làm việc trong tháng (không quá 208 giờ đối với các công việc có điều kiện lao động, môi trường lao động bình thường và không kể số giờ làm thêm).

Tiền lương thực trả nêu trên không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động; tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.

Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc được xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn, nhưng tối đa không quá 26 ngày.

Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về chủ đề Bảo hiểm xã hội.

Theo dõi thêm các bài viết tại

Chính sách mới về tiền lương và phụ cấp có hiệu lực từ 1/7/2019

Giải đáp các thắc mắc xung quanh vấn đề bảo hiểm xã hội

Giám đốc có được nhận lương? Có phải đóng bảo hiểm xã hội không?