Kế toán tiền lương là vị trí hết sức quan trọng trong doanh nghiệp. Công việc yêu cầu sự tỉ mỉ, chính xác, không được để xảy ra sai sót nào bởi sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động hoặc làm thất thoát tài chính của doanh nghiệp. Đặc biệt với những kế toán mới ra trường, còn nhiều bỡ ngỡ trong công việc cần có kinh nghiệm làm kế toán tiền lương tốt..
Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm cần thiết trước khi bước vào nghề.
1. Kế toán tiền lương là gì?
Kế toán tiền lương là việc hạch toán tiền lương dựa vào các yếu tố chính như: bảng chấm công, ngày giờ tăng ca, phụ cấp, hợp đồng khoán,… để thanh toán lương và bảo hiểm cho người lao động trong doanh nghiệp.
Vai trò của kế toán tiền lương
Kế toán tiền lương trong doanh nghiệp là người sẽ đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong doanh nghiệp, đảm bảo tài chính cho doanh nghiệp không bị thiếu hụt, thất thoát. Công việc yêu cầu sự tỉ mỉ, chính xác, nhanh nhạy, trách nhiệm cao bởi liên quan đến quyền lợi của cá nhân và tập thể.
Yêu cầu đối với kế toán tiền lương
Kinh nghiệm kế toán tiền lương là cần có kiến thức về nghiệp vụ kế toán lương, am hiểu các chính sách đối với người lao động. Kế toán cần sát sao trong việc chấm công, lập bảng lương, lên danh sách nhân viên, quy chế tiền lương, chính sách thưởng, phạt rõ ràng để khi tính lương không xảy ra tranh cãi hay mất quyền lợi của ai.
Ngoài ra, bạn cũng cần có kiến thức nghiệp vụ về các mảng kế toán khác để có thể phối hợp với các bộ phận kế toán khác như kế toán thuế, kế toán kho, kế toán công nợ,… trong xử lý công việc.
2. Kinh nghiệm kế toán tiền lương
Người làm kế toán tiền lương trong doanh nghiệp cần đảm bảo việc quản lý kỳ lương chính:
– Lập kỳ tính lương với nhiều thông số chi tiết như loại lương, cách tính giờ làm, ngày bắt đầu và kết thúc kỳ lương, trị giá cơ bản để tính,…
– Xác định các khoản thu nhập giảm/trừ khi tính lương cuối kỳ để áp dụng cho một nhóm người lao động hoặc một cá nhân lao động cụ thể.
– Đảm bảo tính lương chính xác bằng cách áp dụng các tỷ giá hối đoái mới nhất.
– Xác định và trừ các khoản nghĩa vụ với nhà nước như thuế TNCN, bảo hiểm xã hội theo lương trước khi trả lương cho nhân viên.
– Quản lý và theo dõi các khoản quý của nhân viên, tự động trừ lương vào quỹ, theo dõi các chỉ tiêu quỹ.
– Xác định nhân viên có thu nhập ngoài công ty để xác định quyết toán thuế thu nhập cá nhân cuối năm.
Yêu cầu bắt buộc với kế toán tiền lương:
Theo kinh nghiệm kế toán tiền lương, bạn cần đảm bảo hoàn thành các công việc sau:
– Theo dõi bảng chấm công và chấm công cho nhân viên thật chính xác.
– Tính lương theo mức lương cơ bản (hoặc mức lương theo ngày) theo quy định của doanh nghiệp nơi bạn làm việc hoặc theo quyết định của công ty bạn.
– Khi tính lương trên excel cần chú ý công thức, tính thật chính xác, đặc biệt với những người có thêm điều kiện khi tính lương và tổng lương của toàn công ty. Nếu chệnh lệch quá lớn với các tháng trước cần xem xét lại.
– Kế toán kiêm chi lương thì phải đếm tiền thật cẩn thận.
– Nếu làm lương cho công nhân theo sản phẩm thì hạn chế làm tròn vì người lao động ăn theo sản phẩm rất khổ, dù bớt một chút để làm tròn thôi cũng thiệt cho họ.
– Nếu tính lương trên phần mềm kế toán, người làm kế toán cần nhập dữ liệu chính xác và kiểm tra, đối chiếu lại báo cáo.
3. Một số lưu ý khác về kinh nghiệm kế toán tiền lương
Hồ sơ, chứng từ khi kế oán tiền lương rất quan trọng để quyết toán thuế sau này. Vì vậy, kế toán lương cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chứng từ:
– Hợp đồng lao động
– Bảng chấm công, bảng theo dõi làm thêm giờ
– Bảng thanh toán tiền lương
– Phiếu chi lương (hoặc chứng từ phản ánh chi lương)
– Bảng ký nhận lương của nhân viên.
Cách tính lương: Trong thực tế, kế toán thường tính lương theo các cách sau đây:
– Tính lương theo thời gian: là việc tính trả lương cho nhân viên theo thời gian làm việc, có thể là theo tháng, theo ngày, và theo giờ.
– Tính lương theo sản phẩm: là cách tính lương cho người lao động theo số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc công việc đã hoàn thành.
– Tính lương khoán: là cách trả lương khi người lao động hoàn thành một khối công việc theo đúng chất lượng được giao.
Có thể thấy công việc kế toán lương không quá khó nhưng đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ, trách nhiệm cao. Nhất là những kế toán mới vào nghề cần trang bị cho mình kinh nghiệm kế toán lương để khi bước vào công việc không bị bỡ ngỡ. Chúc các bạn luôn thành công!
Xem thêm:
Kế toán ngân sách nhà nước làm những nhiệm vụ gì?
Hướng dẫn kế toán tiền lương trong một số trường hợp đặc biệt
Kế toán thương mại dịch vụ tại doanh nghiệp làm công việc gì?