Với các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bán lẻ, công việc viết và xuất hóa đơn bán lẻ là công việc khá thường xuyên của kế toán. Bài viết dưới đây, Ketoan.vn sẽ hướng dẫn các bạn những quy định mới nhất về xuất hóa đơn bán lẻ và cách viết và xuất hóa đơn GTGT hàng bán lẻ.
>> Hóa đơn điện tử
>> Quy định mới về hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC
1. Căn cứ pháp lý để xuất hóa đơn bán lẻ hàng hóa, dịch vụ
Căn cứ theo Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 quy định
“Trường hợp khi bán hàng, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế””.
Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 29/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 quy định
“Điều 18. Bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn
1. Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
2. Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Bảng kê phải có tên,mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày (mẫu số 5.6 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
3. Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”…”
>> Phần mềm hóa đơn điện tử tốt nhất
2. Hướng dẫn xuất hóa đơn bán lẻ
Thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng trực tiếp cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp bán hàng hóa cho người tiêu dùng thông thường thì không xuất hóa đơn đỏ. Vào cuối tháng, nhân viên kế toán sẽ tiến hành lập một hoặc nhiều hóa đơn bán lẻ để xác định doanh thu. Các xuất hóa đơn bán lẻ theo quy định hiện hành như sau:
2.1. Nếu đơn hàng trị giá dưới 200.000 đồng
Theo quy định tại Thông tư 153/2010/TT-BTC thì đối với mỗi đơn hàng trị giá dưới 200.000 đồng mà khách hàng không yêu cầu xuất hóa đơn thì hàng ngày, hàng tháng, kế toán sẽ lập bảng kê theo mẫu số 5.7 – Phụ lục 5 của Thông ty này để xuất chung trên 1 tờ hóa đơn. Như vậy, chúng ta không cần phải tách giá trị hóa đơn bán lẻ thành nhiều hóa đơn.
Trên bảng kê cần phải khai đầy đủ các nội dung theo hướng dẫn;
- Người bán cần phải lập bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ, bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán; tên hàng hóa dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký của người lập.
- Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì bảng kê cần phải có tiêu thức “thuế giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”.
2.2. Nếu đơn hàng trị giá lớn hơn 200.000 đồng
Đối với trường hợp này, bắt buộc kế toán phải lập hóa đơn bán lẻ cho từng khách hàng đó mà không được xuất gộp của nhiều đơn hàng như trường hợp sau:
Kế toán sẽ xuất hóa đơn dựa trên quy định “Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế” “.
Sau khi lập hóa đơn chúng ta giữ lại liên một và liên hai trên quyển hóa đơn còn liên ba có thể lưu chuyển nội bộ để hạch toán.
Lưu ý, quy định này không được áp dụng đối với các công ty, cửa hàng xăng dầu.
Trường hợp này rất nhiều kế toán cho rằng không quan trọng, vì cơ quan thuế có thể không biết được người tiêu dùng mua hàng có giá trị trên 200.000 đồng hay không. Trên thực tế, việc này cũng khó để xác định được. Thông thường, cơ quan thuế có thể lấy tổng giá trị tiền hàng rồi chia cho số lượng của mặt hàng nào đó. Nếu giá trị đơn vị của mặt hàng đó lớn hơn 200.000 đồng thì chúng ta đã thực hiện lập hóa đơn sai theo quy định tại thông tư số 153/2010/TT-BTC.
Xem thêm bài viết tại:
- Phần mềm hóa đơn điện tử phổ biến nhất
- Phần mềm đọc hóa đơn điện tử đuôi xml
- Hóa đơn đầu vào được khấu trừ trong mấy tháng?
- Hóa đơn đầu vào đầu ra
Phần mềm kế toán MISA SME.NET sẽ cung cấp mọi góc nhìn về tình hình tài chính doanh nghiệp, nhập liệu tự động và kiểm soát tính hợp lệ từ các giao dịch ngân hàng, hóa đơn, mã số thuế… MISA SME.NET là sản phẩm của MISA, công ty có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển phần mềm kế toán cho hơn 200.000 doanh nghiệp.