Kinh nghiệm Một người có thể làm kế toán trưởng ở nhiều công ty...

Một người có thể làm kế toán trưởng ở nhiều công ty cùng lúc không?

1782

Kế toán trưởng là vị trí quan trọng, mẫu mực trong công ty, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của trưởng phòng tài chính – kế toán hay giám đốc công ty. Một số người đang làm ở vị trí kế toán trưởng băn khoăn rằng có thể làm việc ở nhiều công ty hay không? Luật quy định thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cho các bạn câu trả lời.

1. Một người có thể ký hợp đồng lao động với nhiều công ty

Theo Điều 21 Bộ Luật lao động 2012 quy định về việc giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nói rằng: “Người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết. Trong trường hợp giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động được thực hiện theo quy định của Chính phủ.”

Theo đó, người lao động có thể ký hợp đồng lao động với nhiều công ty cùng lúc, chỉ cần đảm bảo thực hiện đầy đủ đúng những giao kết đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

một người làm kế toán trưởng nhiều nơi

2. Một người có thể làm kế toán trưởng cùng lúc ở nhiều công ty khác nhau

Theo nội dung về quy định giao kết hợp động lao động nêu trên thì một người có thể làm kế toán trưởng ở nhiều công ty khác nhau, miễn là tuân thủ các nội dung đã giao kết trong hợp đồng. Bên cạnh đó, là kế toán trưởng, bạn còn cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 và Điều 54 Luật Kế toán năm 2015.

Cụ thể quy định như sau:

– Nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ kế toán từ trình độ trung cấp trở lên.

– Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng

– Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, nhanh nhẹn, tỉ mỉ, trung thực, luôn giữ ý thức chấp hành quy định công ty, pháp luật.

– Có kinh nghiệm thực tế về kế toán là một lợi thế, ít nhất 2 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 3 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.

chuẩn mực kế toán trưởng

Chính phủ cũng có quy định cụ thể về tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán. Cụ thể Điều 52, Luật Kế toán năm 2015 quy định những trường hợp sau không được làm kế toán:

– Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

– Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.

– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc, tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính – kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán. Quy định này chỉ được áp dụng nếu cá nhân đó làm việc tại doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.

– Người đang là người quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trong doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.

Như vậy, một người làm kế toán trưởng có thể làm việc ở nhiều công ty chỉ cần tuân theo các quy định, chuẩn mực nêu trên. Hy vọng thông tin bài viết đã giải đáp được thắc mắc của bạn.

Xem thêm: 

Nằm vùng 5 kỹ năng để trở thành kế toán chuyên nghiệp

3 công việc kế toán cần phải làm trong 3 tháng cuối năm

Kế toán Quản trị và Kế toán Tài chính khác nhau thế nào?