Đa phần các viên chức hiện nay sẽ thực hiện chế độ hợp đồng có thời hạn. Tuy vậy vẫn có một số trường hợp viên chức có biên chế suốt đời.
Với 88.20% số đại biểu tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
Một trong những điểm mới của luật này là sẽ thực hiện bỏ “viên chức suốt đời” để thực hiện chế độ hợp đồng có thời hạn đối với viên chức.
Trong khi đó, hợp đồng làm việc không xác định thời hạn chỉ còn được áp dụng với 03 trường hợp sau:
– Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020;
– Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức;
– Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Ngoài ra, vẫn giữ nguyên hai loại hợp đồng làm việc là không xác định thời hạn và xác định thời hạn với viên chức.
Tuy nhiên thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng xác định thời hạn là trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.
Theo ông Nguyễn Tư Long, Phó Vụ trưởng Vụ Công chức viên chức, Bộ Nội vụ, đây là cơ chế khuyến khích những người có năng lực về công tác ở những vùng khó khăn.
Cụ thể, những viên chức hoạt động ở vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo…sẽ được ký hợp đồng không xác định thời hạn, tức viên chức có biên chế suốt đời.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức 2019 có hiệu lực từ ngày 01/7/2020.
Xem thêm:
Chi tiết bảng lương cán bộ, công chức, viên chức năm 2020
Tin vui: Lương công chức kế toán năm 2020 có thể lên tới 12,08 triệu đồng/tháng
Cách xếp lương cho công chức kế toán, thuế, hải quan năm 2020