Luật kế toán càng ngày càng trở nên chặt chẽ hơn. Chính vì thế mà rất nhiều những kế toán viên thường xuyên bị xử phạt nếu như làm sai. Vậy nên trước khi bắt tay vào công việc kế toán bạn cần phải biết về những hành vi xử phạt kế toán. Có như vậy thì mới có thể tránh khỏi việc mắc phải lỗi và bị phạt hành chính này.
Hành vi xử phạt kế toán trong bộ máy doanh nghiệp
Ở trong một doanh nghiệp sẽ có rất nhiều những lỗi sai mà bạn có thể vô tình mắc phải. Thông thường thì những hành vi xử phạt kế toán ở trong doanh nghiệp sẽ chia thành hai mức phạt khác nhau. Bạn có thể theo dõi bài viết dưới đây để biết về những hành vi bị xử phạt của kế toán
Mức xử phạt hành chính từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng
- Bộ máy kế toán của một doanh nghiệp không có tổ chức rõ ràng. Doanh nghiệp không có thuê người làm kế toán hoặc là không có thuê tổ chức, cá nhân làm việc đúng với quy định. Những trường hợp này chắc chắn là sẽ bị xử phạt kế toán.
- Nếu trong trường hợp bạn tuyển dụng nhân viên làm kế toán. Nhưng nhân viên này lại nằm trong trường hợp pháp luật quy định không được làm kế toán. Trước khi tuyển dụng cần phải tìm hiểu kĩ càng về nhân lực.
- Người làm kế toán luôn phải đảm bảo là đủ tiêu chuẩn, có kiến thức và được chấp nhận đúng theo luật.
- Trong trường hợp bạn thuê các tổ chức, cá nhân làm kế toán. Nhưng tổ chức, cá nhân này lại không đủ tiêu chuẩn để làm việc này. Hoặc trong trường hợp doanh nghiệp không đăng kí kinh doanh theo đúng như quy định. Trường hợp này cũng sẽ bị phạt hành chính.
Mức xử phạt kế toán từ 10.000.000 – 20.000.000 đồng
Đối với những trường hợp vi phạm nặng hơn thì sẽ bị phạt hành chính trong khoảng từ 10.000.000 – 20.000.000 đồng. Một số những hành vi xử phạt kế toán mà bạn cần phải chú ý như sau.
- Những nguời đang nắm vai trò quản lý hay là điều hành thì cần phải làm đúng nhiệm vụ của mình. Nếu như trong trường hợp những người này kiêm luôn các vị trí kế toán. Ví dụ như là vị trí thủ kho, kế toán trưởng… Những hành vi này đều sẽ bị xử phạt hành chính nặng theo đúng như quy định.
- Vị trí kế toán trưởng là vị trí vô cùng quan trọng trong một doanh nghiệp. Vì thế khi mà bạn lựa chọn vị trí kế toán trưởng thì cần phải lựa chọn người đủ tiêu chuẩn. Nếu như ở trong trường hợp không đủ tiêu chuẩn thì sẽ bị xử phạt theo quy định.
- Trong trường hợp nếu như bạn thuê kế toán trường cũng không đủ tiêu chuẩn. Ví dụ như là về bằng cấp k thì cũng sẽ rơi vào tình huống bị xử phạt hành chính.
Chứng từ kế toán và những hành vi xử phạt mà bạn cần biết
Chứng từ kế toán là những tài liệu vô cùng quan trọng ở trong một doanh nghiệp. Chính vì thế mà kế toán viên cần phải nắm rõ về những hành vi bị xử phạt hành chính để tránh xa.
Mức xử phạt hành chính đối với chứng từ từ 5 đến 10 triệu đồng
Đối với mức xử phạt hành chính của chứng từ kế toán từ 5 đến 10 triệu đồng là những vi phạm ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên thì bạn vẫn cần theo dõi để tránh những lỗi sai này.
- Mỗi loại chứng từ kế toán đều sẽ đủ số liên theo quy định của pháp luật. Đã có không ít những kế toán viên kê thiếu liên chứng từ. Trong trường hợp bạn kê thiếu liên chứng từ kế toán thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 5 triệu đồng.
- Đối với một chứng từ kế toán thì nội dung của chứng từ rất quan trọng về phần người kí tên. Vì thế mà bạn cần lưu ý về những thông tin của phần người kí. Nếu như thông tin của người này bị thiếu thì sẽ bị xử phạt hành chính.
- Nếu trong trường hợp bạn ký chứng từ kế toán nhưng chưa được sự cho phép. Cần phải có thẩm quyền được ký hoặc là được ủy quyền minh bạch thì mới được ký chứng từ kế toán.
Mức phạt từ 20 triệu đến 30 triệu đồng cho các hành vi vi phạm kế toán
Đối với các hành vi phạt hành chính từ 20 triệu đến 30 triệu đồng là những hành vi vi phạm nặng. Vậy nên bạn cần phải lưu ý về những hành vi này.
- Đối với chứng từ kế toán thì sẽ luôn đề cao tính chính xác và minh bạch. Trong trường hợp mà bạn giả mạo, khai man chứng từ thì sẽ bị vi phạm
- Trước đó đã có thỏa thuận hoặc là có những hành vi ép buộc người khác khai man. Nếu ép buộc giả mạo chứng từ thì chắc chắn là sẽ bị phạt hành chính.
- Từ một chứng từ kế toán nhưng khi so sánh giữa các liên thì nội dụng lại không hề giống nhau. Đây là trường hợp không xảy ra nhiều nhưng bạn vẫn cần lưu ý để tránh xa.
- Khi có nghiệp vụ kinh tế thì bắt buộc phải lập chứng từ kế toán. Trong trường hợp có nghiệp vụ phát sinh mà không lập chứng từ cũng sẽ bị vi phạm.
- Một nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì chỉ được phép lập một chứng từ. Nếu như lập quá nhiều chứng từ cho một nghiệp vụ cũng sẽ vi phạm pháp luật.
- Không được làm hỏng hoặc cố ý làm hư hại chứng từ kế toán. Bởi vì đây là những dữ liệu vô cùng quan trọng.
Xem thêm:
Kế toán thuế doanh nghiệp cần làm những công việc gì?
Thủ tục đưa hàng hóa quá hạn sử dụng, hư hỏng vào chi phí hợp lý