Lương tối thiểu, lương cơ sở, lương cơ bản… thường được nhắc đến nhiều trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm. Các mức lương này khác nhau như thế nào? Làm sao để phân biệt các mức lương này để tính toán lương cho người lao động?
Phân biệt |
Lương tối thiểu | Lương cơ sở |
Lương cơ bản |
Định nghĩa | Mức lương thấp nhất làm cơ sở để người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận trả lương trong hợp đồng
– NLĐ làm việctrong điều kiện bình thường, lương không được thấp hơn mức cơ sở – NLĐ đã qua học nghề, lương phải cao hơn ít nhát 7% mức lương tối thiểu vùng |
Mức lương làm căn cứ tính bảng, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định cho người lao động.
Làm căn cứ tính hoạt động phí, sinh hoạt phí. Làm cơ sở tính các khoản trích, các chế độ được hưởng theo mức cơ sở.
|
Mức lương thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động
Lương cơ bản không bao gồm tiền thưởng, phụ cấp, phúc lợi,… |
Nguyên tắc áp dụng mức lương | – Doanh nghiệp đang đặt tại vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu của vùng đó.
– DN có chi nhánh, cơ sở ở vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng đó. – DN trong khi chế xuất, khu CN nằm ở các khu vực khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu của vùng cao nhất |
Mức lương làm căn cứ tính đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN cho cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang. Mức đóng bảo hiểm cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở | Áp dụng dựa trên thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động |
Đối tượng áp dụng | Người lao động trong các doanh nghiệp (ngoài Nhà nước) | Cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập | Với mọi đối lượng là người lao động (kể cả trong và ngoài Nhà nước |
Mức độ ảnh hưởng | Hầu hết người lao động không phải chịu ảnh hưởng tiêu cực từ tăng lương tối thiểu vùng.
Chỉ những người lao động đang có mức lương thấp hơn mức lương tối tiểu vùng mới quy định thì sẽ được tăng lương |
Lương cơ sở tăng thì mọi cán bộ, công chức, viên chức cũng sẽ được tăng lương theo | Lương cơ bản tăng có nghĩa là lương thực tế của người lao động cũng tăng theo |
Chu kỳ thay đổi | Không có quy định cụ thể nào về việc tăng lương tối thiểu vùng theo chu kỳ nhất định nào.
Tuy nhiên, mỗi năm thường cũng có 1 lần điều chỉnh lương tối thiểu vùng (từ 1/1 hằng năm) |
Không có quy định cụ thể nào về việc thay đổi lương cơ sở theo chu kỳ nào.
Nếu có thay đổi thì phục thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng và khả năng của ngân sách Nhà nước. Những năm gần đây, lương cơ sở tăng định kỳ mỗi năm 1 lần (vào ngày 1/5 hoặc 1/7 hàng năm) |
Lương cơ bản có tăng khi có sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động |
Mức lương hiện nay | Mức lương tối thiểu vùng năm 2020 là:
– Vùng 1: 4.420 nghìn đồng – Vùng 2: 3.920 nghìn đồng – Vùng 3: 3.430 nghìn đồng – Vùng 4: 3.070 nghìn đồng |
Mức lương cơ sở năm 2020 đã được Quốc hội khóa XIV thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020:
– Từ nay đến 30/6/2020: 1.490.000 đồng/tháng – Từ ngày 1/7/2020: 1.600.000 đồng/tháng |
Mức lương cơ bản đối với:
– Doanh nghiệp tư nhân: Không được thấp hơn mức tối thiểu vùng và phải cộng thêm từ 7% đối với NLĐ đã qua học nghề – Doanh nghiệp nhà nước: có sự tính toán đặc biệt hơn so với NLĐ làm việc tại doanh nghiệp tư nhân (Lương cơ bản = Lương cơ sở x hệ số lương) |
Như vậy, chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về các loại lương tối thiểu, lương cơ bản, lương cơ sở. Cùng như những quy định mới về lương trong năm 2020. Hy vọng thông tin gửi trên đây hữu ích cho bạn.
Xem thêm:
5 quy định mới về lương – thưởng theo Luật Lao động 2019
Quy định về thời điểm xác định thuế GTGT
Chi phí môi giới hoa hồng có được tính vào chi phí được trừ?
Hướng dẫn tính thuế thu nhập cá nhân từ trúng thưởng