Nổi bật 1 Các trường hợp doanh nghiệp bị ấn định thuế

Các trường hợp doanh nghiệp bị ấn định thuế

2092

Ấn định thuế là việc doanh nghiệp phải nộp thuế theo một con số nhất định thay vì được chủ động khai, nộp thuế theo quy định. Dưới đây là những trường hợp doanh nghiệp bị ấn định thuế.

Ấn định thuế là gì?

Ấn định thuế được hiểu là doanh nghiệp phải nộp thuế theo một con số ấn định trước được cơ quan thuế đưa ra.

Thông thường các vi phạm pháp luật về thuế đều có nguy cơ bị ấn định thuế. Ví dụ như nộp thiếu thuế, tăng số thuế được hoàn, tăng số thuế được khấu trừ…

Các trường hợp ấn định thuế

Đối với người vi phạm pháp luật về thuế

Căn cứ vào Điều 25 Thông tư 156/2013/TT-BTC, các trường hợp ấn định thuế với người vi phạm pháp luật về thuế như sau:

1. Không đăng ký thuế.

2. Không nộp hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định;

3. Không bổ sung hồ sơ khai thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế hoặc đã bổ sung hồ sơ khai thuế nhưng không đầy đủ, trung thực, chính xác các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp;

4. Không xuất trình tài liệu kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu liên quan đến việc xác định các yếu tố làm căn cứ tính thuế khi đã hết thời hạn kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế;

5. Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế, có căn cứ chứng minh người nộp thuế hạch toán kế toán không đúng quy định, số liệu trên sổ kế toán không đầy đủ, không chính xác, trung thực dẫn đến không xác định đúng các yếu tố làm căn cứ tính số thuế phải nộp;

6. Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế;

7. Đã nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan quản lý thuế nhưng không tự tính được số thuế phải nộp.

Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

trường hợp ấn định thuế

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị cơ quan ấn định thuế trong các trường hợp như sau:

1. Người nộp thuế khai thuế, tính thuế dựa trên các tài liệu không hợp pháp; không kê khai, kê khai không đầy đủ, chính xác các nội dung liên quan đến xác định thuế phải nộp.

2. Người nộp thuế từ chối hoặc kéo dài quá hạn quy định cho phép về việc cung cấp các tài liệu liên quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan về xác định số thuế phải nộp.

Không chứng minh hoặc quá thời hạn quy định mà không chứng minh được các nội dung liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thu.

Không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan.

3. Cơ quan hải quan có bằng chứng về việc khai báo sai trị giá hải quan của người nộp thuế.

4. Người khai thuế không tự tính được số thuế phải nộp.

5. Các trường hợp khác về kê khai, tính thuế sai quy định của pháp luật.

Căn cứ ấn định thuế

Khoản 4 Điều 25 Thông tư 156/2013/TT-BTC nêu rõ các căn cữ ấn định thuế như sau:

– Căn cứ vào tài liệu do cơ quan thuế thu thập được từ:

+ Doanh thu, chi phí, thu nhập, số thuế phải nộp trong các kỳ khai thuế trước do người nộp thuế khai báo với cơ quan thuế.

+ Tổ chức, cá nhân có liên quan đến người nộp thuế.

+ Các cơ quan quản lý Nhà nước khác.

– Căn cứ vào các thông tin về:

+ Người nộp thuế kinh doanh cùng mặt hàng, ngành nghề, cùng quy mô tại địa phương.

+ Số thuế phải nộp bình quân của một số cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng tại địa phương

+ Nếu tại địa phương không có các thông tin về mặt hàng, ngành nghề, qui mô hay một số cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng của người nộp thuế thì lấy thông tin của người nộp thuế kinh doanh, thuế phải nộp bình quân của một số cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành nghề, cùng quy mô tại địa phương khác.

– Căn cứ vào tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực.

Thời hạn nộp thuế ấn định

– Số tiền thuế ấn định dưới 500 triệu đồng: phải nộp trong vòng 10 ngày kể từ ngày cơ quan thuế ấn định về thuế.

– Số tiền thuế ấn định trên 500 triệu đồng: phải nộp trong vòng 30 ngày kể từ ngày cơ quan thuế ấn định về thuế.

– Nếu người nộp thuế không đồng ý với số thuế do cơ quan thuế ấn định thì họ vẫn bắt buộc phải nộp số thuế đó. Nhưng có quyền yêu cầu cơ quan thuế giải thích hoặc khiếu nại về việc bị ấn định thuế.

Trên đây là những thông tin cơ bản về ấn định thuế. Bạn đọc cần nắm rõ để tránh vi phạm. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm:

Thủ tục giải thể doanh nghiệp mới nhất

Thủ tục đưa hàng hóa quá hạn sử dụng, hư hỏng vào chi phí hợp lý

Hướng dẫn hạch toán tài khoản 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp