Mẫu chứng từ tiền tệ Giấy đề nghị tạm ứng là gì? Tải về mẫu giấy đề...

Giấy đề nghị tạm ứng là gì? Tải về mẫu giấy đề nghị tạm ứng mới nhất

4059

Giấy đề nghị tạm ứng là căn cứ quan trọng để thủ quỹ làm thủ tục xuất quỹ. Mời bạn đọc tải về mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 tại link dưới bài viết sau.

Boss and employee with coins Free Vector

Giấy đề nghị tạm ứng là gì?

Khoản tạm ứng là tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ của công ty.

Theo đó, giấy đề nghị tạm ứng có thể hiểu là giấy dùng để xét duyệt tạm ứng, là căn cứ để xuất quỹ cho người lao động.

Người đề nghị tạm ứng có thể là công nhân viên, người lao động miễn là làm việc tại công ty và có nhu cầu tạm ứng. Đối với người nhận tạm ứng thường xuyên (thuộc các bộ phận cung ứng vật tư, quản trị, hành chính) phải được người có thẩm quyền (Giám đốc hoặc Tổng giám đốc) chỉ định bằng văn bản.

Mục đích của giấy này là tạm ứng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc giải quyết công việc của công ty. Ví dụ như mua hàng hóa, vật liệu, đi công tác…

Trình tự xin tạm ứng: Trước tiên người cần tạm ứng ghi Giấy đề nghị tạm ứng sau đó đưa Trưởng bộ phận ký. Kế tiếp là Kế toán trưởng ký và cuối cùng là Giám đốc duyệt.

Trách nhiệm của người đề nghị tạm ứng

Khoản 1 Điều 21 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định trách nhiệm của người đề nghị tạm ứng như sau:

– Người đề nghị tạm ứng phải chịu trách nhiệm với doanh nghiệp về số tiền đã nhận tạm ứng. Đồng thời họ chỉ được sử dụng tạm ứng theo đúng mục đích và nội dung công việc đã được phê duyệt.

– Trường hợp số tiền nhận tạm ứng không sử dụng hoặc không sử dụng hết phải nộp lại vào quỹ. Nếu không nộp lại thì tính trừ vào lương của người nhận tạm ứng. Trường hợp chi quá số nhận tạm ứng thì doanh nghiệp sẽ chi bổ sung số còn thiếu.

– Người nhận tạm ứng không được chuyển số tiền tạm ứng cho người khác sử dụng.

– Khi hoàn thành công việc được giao, người nhận tạm ứng phải lập bảng thanh toán tạm ứng có kèm theo chứng từ gốc để thanh toán toàn bộ (theo từng lần, từng khoản) số tạm ứng đã nhận, đã sử dụng và chênh lệch (nếu có).

– Phải thanh toán dứt điểm khoản tạm ứng kỳ trước mới được nhận tạm ứng kỳ sau.

Tải về mẫu giấy đề nghị tạm ứng

Việc cập nhật các biểu mẫu mới là cần thiết đối với kế toán và doanh nghiệp. Ketoan.vn xin cung cấp cho bạn đọc 3 mẫu giấy đề nghị tạm ứng chuẩn nhất dưới đây.

Theo Thông tư 200

Bạn đọc tải về TẠI ĐÂY.

>>> Tải miễn phí Thông tư 200/2014/TT-BTC – Chế độ kế toán doanh nghiệp

Theo Thông tư 133

Bạn đọc tải về TẠI ĐÂY.

>>> Tải về miễn phí Thông tư 133/2016/TT-BTC – Hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hướng dẫn viết giấy đề nghị tạm ứng

– Người xin tạm ứng điền đầy đủ, rõ ràng tên đơn vị, bộ phận mà mình làm việc tại góc bên trái.

– Phần Kính gửi ghi người có thẩm quyền xét duyệt. Người có thẩm quyền xét duyệt là Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc.

– Người xin tạm ứng ghi rõ thông tin của mình (họ tên, địa chỉ, bộ phận, đơn vị làm việc).

– Số tiền xin tạm ứng viết bằng số và bằng chữ phải khớp nhau.

– Lý do tạm ứng ghi rõ mục đích sử dụng tiền tạm ứng. Có thể là tiền công tác phí, mua nguyên vật liệu, văn phòng phẩm…

– Ghi rõ ngày, tháng, năm hoàn lại số tiền tạm ứng vào mục Thời hạn thanh toán.

Trên đây là các mẫu giấy đề nghị tạm ứng và hướng dẫn lập mới nhất, chuẩn nhất. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm:

Phương thức thanh toán L/C là gì?

Các tài khoản kế toán “lưỡng tính”

Thủ tục giải thể doanh nghiệp mới nhất