Kinh nghiệm Công việc cụ thể của Kế toán giá thành trong doanh nghiệp

Công việc cụ thể của Kế toán giá thành trong doanh nghiệp

753

Đối với các công ty, doanh nghiệp thì Kế toán giá thành là một bộ phận đóng giữ vai trò cực kì quan trọng. Có thể thấy rằng vị trí kế toán này có ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của công ty. Vậy thì khi mới bước chân vào ngành kế toán, bạn đã biết nhiệm vụ của vị trí kế toán này là gì hay chưa? Hãy theo dõi nội dung của bài viết này.

Khái niệm về kế toán giá thành

Trước khi bạn muốn làm tốt một công việc nào đó. Điều đầu tiên bạn cần làm đó chính là hiểu rõ bản chất của nó. Kế toán giá thành là vị trí mà bạn sẽ là người đứng ra xác nhận về chi phí . Hơn nữa bạn cũng cần xác định về giá thành của sản phẩm. Bởi vì phải xác định được đầy đủ những mức giá thành này thì mới có cơ sở để đưa ra mức giá bán sản phẩm. Kế toán giá thành luôn là người có mối liên hệ chặt chẽ với kế toán chi phí của công ty.

Việc bạn là người đứng ra để xác định chính xác về mức giá thành và chi phí có ảnh hưởng rất nhiều đến công ty. Nó ảnh hưởng đến lãi xuất của doanh nghiệp và rất nhiều các cán bộ nhân viên. Vậy nên vị trí kế toán này luôn được đề cao, công việc của kế toán viên cũng áp lực và nhọc nhằn hơn những vị trí khác.

Những nhiệm vụ chính của vị trí Kế toán giá thành doanh nghiệp

Sau khi bạn đã hiểu rõ về vị trí Kế toán giá thành doanh nghiệp, điều tiếp theo mà bạn cần quan tâm đó chính là nhiệm vụ. Mỗi vị trí công việc sẽ có một công việc khác nhau. Hoàn thành tốt công việc của mình sẽ là nhiệm vụ hàng đầu mà bạn cần làm.

Ước tính chính xác giá thành của sản phẩm

Một trong những nhiệm vụ đầu tiên mà kế toán viên giá thành cần phải làm đó chính là tính giá thành sản phẩm. Để làm được điều này thì bạn cần phải tính ra được những chi phí sản xuất. Trong đó đã bao gồm cả tiền lương của nhân viên. Cần phải gộp tất cả các mức chi phí sản xuất. Sau đó mới tính ra được giá thành sản phẩm chuẩn của sản phẩm.

Kế toán viên còn phải tính các mức giá thành khác như là giá thành định mức; Giá thành kế hoạch và thực tế. Để có thể tính được những mức giá thành này thì bạn sẽ dựa vào các chi phí cấu thành sản phẩm để tính.

Kế toán viên còn là  người thực hiện kiểm soát các loại giá thành sản phẩm trên từng đơn hàng bán ra.

Bên cạnh đó thì Kế toán giá thành còn phải là người luôn giám sát sự biến động trên thị trường. Nếu như nhận thấy sự biến động trên thị trường thì kế toán viên sẽ là người linh động điều chỉnh giá thành. Tuy nhiên thì mức giá thành phải đảm bảo là phù hợp với sự biến đổi trên thị trườg.

Kế toán viên thực hiện hạch toán các khoản chi phí kế toán

Khi bạn ngồi ở vị trí Kế toán giá thành thì công việc mà bạn cần phải làm đó chính là hạch toán các khoản chi phí. Những khoản chi phí này đều thuộc vào những khoản chi phí giá thành của sản phẩm. Đối với phương pháp hạch toán bạn cần lư ý. Kế toán viên sẽ là theo phương pháp mà doanh nghiệp đã quy định.

Đối với những sản phẩm đang trong thời gian hoàn thành. Trong tình trạng dang dở thì cũng cần phải hạch toán. Kế toán viên cần phải tổ chức đánh giá khối lượng của sản phẩm. Luôn luôn đảm bảo hạch toán giá thành sản phẩm ở trong một kỳ đầy đủ và chính xác nhất.

Làm báo cáo doanh nghiệp

Không chỉ thực hiện phân tích và đánh giá, xác định giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó thì khách hàng còn phải thực hiện làm báo cáo. Có thể thấy rằng lập báo cáo là công việc mà bất cứ kế toán viên nào cũng cần phải làm.

Đầu tiên là Kế toán giá thành cần phải lập ra báo cáo tổng hợp. Nội dung ở trong báo cáo tổng hợp sẽ bao gồm có sự đánh giá chính xác về hiệu quả sản xuất hàng hóa. Sự đánh giá này dựa trên hiệu suất của từng đơn hàng được sản xuất trước đó.

Kế toán viên thực hiện lập báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm

Lập báo cáo cho quá trình sản xuất lên Ban giám đốc. Đây là báo cáo rất quan trọng, kế toán viên cần nhận xét một cách khách quan. Báo cáo quá trình sản xuất bao gồm có chi phí nguyên vật liệu. Cộng thêm tình hình sử dụng nguồn nhân lực của công ty. Có tình hình xuất nhập, hàng tồn kho và chỉ tiêu của doanh nghiệp.

Lập báo cáo tình hình giá thành của sản phẩm. Đây cũng là một trong những báo cáo có mức độ quan trọng. Trong báo cáo này sẽ có đầy đủ thông tin về giá thành của từng sản phẩm bán ra. Có mức giá của từng đơn hàng và đặc biệt là kèm theo bảng chi tiết chi phí giá thành sản phẩm.

Báo cáo các đơn hàng của doanh nghiệp. Trong báo cáo này thì kế toán viên cần phải phản ánh đầy đủ tình hình các đơn hàng bán ra.

Lập báo cáo mức chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất là yếu tố mà kế toán viên cần phải theo dõi kĩ càng. Trong báo cáo sẽ có các yếu tố như là chi phí trả trước, mức khấu hao tài sản, chi phí nhập khẩu nguyên liệu…

Xem thêm:

Giám đốc doanh nghiệp cần làm những công việc nào?

Kế toán nội bộ và các công việc cần làm trong doanh nghiệp

Mới làm kế toán cần bỏ túi ngay những bí quyết này