Kinh nghiệm Trăn trở muôn thuở của sinh viên kế toán: Học xong ra...

Trăn trở muôn thuở của sinh viên kế toán: Học xong ra trường làm gì?

656

Học kế toán ra làm gì? Học kế toán ra làm việc ở đâu? Mình dám chắc đây là trăn trở của rất nhiều sinh viên đang theo học kế toán; có ý định thi vào ngành kế toán; thậm chí là  những bạn đã ra trường nhưng chưa ổn định được công việc. Đó là bởi các bạn chưa thực sự coi kế toán sẽ là một phần của bạn trong tương lai; chưa tìm hiểu kỹ càng về nghề kế toán; chưa định hướng được mục tiêu của mình.

Để giúp các bạn bớt “hoang mang” về ngành này, mình sẽ chia sẻ những điều mà mình biết. Có thể nó sẽ giúp bạn hiểu hơn và yêu thích nghề kế toán hơn chăng.

1. Học kế toán ra làm gì?

Kế toán được hiểu đơn giản là một ngành nghề liên quan đến số liệu, xoay quanh việc thu thập và xử lý những vấn đề tài chính của một đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp. Kế toán thường gắn liền với sự biến động tài sản trong doanh nghiệp.

Hiện nay, không ít bạn trẻ băn khoăn “học kế toán ra làm gì?”. Bởi xuất hiện nhiều luồng thông tin rằng nghề kế toán đang bão hòa, hết “hot”; các doanh nghiệp tài chính không còn cần nhiều nhân lực nữa; nghề kế toán đã hết thời,…

Đúng rằng, kế toán đang bão hòa, mỗi năm có hàng ngàn sinh viên kế toán ra trường. Nhưng không phải vì thế mà các bạn sợ ra trường không biết  làm gì. Nền kinh tế vẫn không ngừng phát triển, đi lên; mỗi năm có hàng ngàn start up ra đời và công ty đó không thể thiếu kế toán. Đồng nghĩa với việc không thiếu công việc kế toán cho các bạn làm.

Tùy vào kiến thức, năng lực của bản thân, bạn có thể lựa chọn cho mình một vị trí phù hợp. Các bạn có thể tham khảo những vị trí kế toán sau:

1.1. Trưởng phòng kế toán, kế toán trưởng, nhân viên kế toán

Phần lớn kế toán ra trường sẽ chọn vị trí này. Bởi đây được coi là công việc chuẩn của kế toán. Nhiều bạn cảm thấy vị trí trưởng phòng kế toán; hay kế toán trưởng là một điều “xa xỉ”, khó với tới. Không hẳn như vậy. Bạn hoàn toàn có thể đi lên từ một nhân viên kế toán bình thường tới vị trí đó, nếu bạn quyết tâm, có đủ năng lực, kinh nghiệm và bằng cấp.

Thậm chí, nếu bạn có được chứng chỉ kế toán quốc tế của các trường đại học danh giá; thì việc được nhận ngay vị trí kế toán trưởng khi mới vào công ty nào đó là điều hoàn toàn có thể.

Bạn sẽ ngồi ở vị trí nào, quyết định thuộc về bạn. Trước tiên, hãy nắm chắc những kiến thức kế toán cơ bản khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Sau đó bạn có thể học thêm các lớp năng cao, lấy chứng chỉ quốc kế và trau dồi thêm kinh nghiệm.

Hình ảnh có liên quan

1.2. Chuyên viên mảng kế toán, kiểm toán viên

Nếu bạn không thích là một nhân viên kế toán thì có thể lựa chọn trở thành một chuyên viên mảng kế toán, kiểm toán viên. Tuy nhiên, bạn cần có khả năng bao quát, nắm sâu các nghiệp vụ kế toán; am hiểu luật về kế toán, doanh nghiệp, kinh tế,… và thường xuyên cập nhật thông tư kế toán hiện hành. Yêu cầu với vị trí này cao hơn một chút so với nhân viên kế toán.

1.3. Giảng viên kế toán

Nếu bạn cũng yêu thích ngành sư phạm thì trở thành một giảng viên kế toán cũng là một lựa chọn tốt. Để được giữ lại trường làm giảng viên, bạn nhất định phải chú ý tới thành tích của mình, đừng để mắc lỗi cũng như để lại ấn tượng xấu với thầy cô.

1.4. Thanh tra kinh tế, nhà nghiên cứu kinh tế

Nếu bạn muốn trở thành một thanh tra kinh tế hay một chuyên gia nghiên cứu về kinh tế thì cũng cần nắm chắc các kiến thức về kế toán. Thậm chí, còn phải trau dồi, nâng cao nhiều hơn những kiến thức cơ bản học trong nhà trường.

1.5. Giao dịch viên ngân hàng

Giao dịch viên ngân hàng là công việc khá phù hợp với những bạn theo học về kế toán ngân hàng. Đây cũng là một nghề của kế toán.

1.6. Nhân viên quản lý dự án, môi giới tài chính

Mới nghe, có vẻ nhiều bạn thấy nó không liên quan đến ngành kế toán. Với kiến thức về kế toán bạn đang có, cùng với khả năng thuyết trình, quản lý, bạn hoàn toàn có thể trở thành một nhân viên môi giới tài chính, quản lý dự án.

Hình ảnh có liên quan

2. Học kế toán ra làm việc ở đâu?

Với những gợi ý về vị trí công việc sau khi học kế toán ra, chắc các bạn cũng lờ mờ biết được mình có thể làm việc ở đâu rồi phải không? Khi bạn nghiêm túc với tương lai của mình, đầu tư cho việc học tập và trau dồi kiến thức; thì sau khi ra trường, có được một vị trí tốt tại những đơn vị có tiếng là điều hoàn toàn có thể. Bạn có thể làm việc ở:

  • Bất cứ công ty, doanh nghiệp nào
  • Bệnh viện, cơ quan, trường học
  • Ngân hàng
  • Công ty tài chính
  • Công ty bảo hiểm
  • Chi cục, cục thuế, sở thống kê và kế hoạch đầu tư
  • Trung tâm đào tạo kế toán; đại học, cao đẳng

3. Nghề kế toán mang lại lợi ích gì?

Theo mình nghĩ, khi bạn thực sự yêu công việc của mình thì bạn sẽ thấy nó luôn tốt và đem lại cho bạn rất nhiều thứ. Còn nếu bạn không yêu thích nó, không muốn tìm hiểu về nó; không tự nhìn ra những cơ hội nó mang lại cho bạn; thì dù mình nói tốt đến đâu, bạn cũng không thể cảm nhận được.

Nhưng mình vẫn sẽ chia sẻ với các bạn những lợi ích từ công việc kế toán mà mình thấy được:

  • Mang lại công việc và nguồn thu nhập ổn định
  • Thời gian linh hoạt cho bạn có thời gian để bạn chăm lo gia đình và bản thân
  • Dạy bạn biết cách sắp xếp cuộc sống và bố trí công việc
  • Có nhiều cơ hội việc làm
  • Dễ học hỏi, phù hợp với nhiều người

Bạn đừng quá lo lắng về việc “học kế toán ra làm gì?”; hay “học kế toán ra làm việc ở đâu?” Những ai luôn trăn trở về câu hỏi đó là người chưa đủ tự tin với khả năng của mình; chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp cũng như cuộc sống. Nếu bạn có đủ năng lực tự sắp xếp được cuộc sống của mình, thì sau khi ra trường, dù làm ở vị trí nào bạn cũng có thể thành công. Chúc các bạn thành công với dự định tương lai của mình!

Xem thêm:

Kế toán trưởng – Vị trí quan trọng, mẫu mực trong doanh nghiệp

6 lời khuyên hữu ích cho kế toán vượt qua stress mỗi ngày

3 lỗi cơ bản kế toán mới ra trường thường hay mắc phải