Kinh nghiệm Kế toán tài chính là gì? Công việc cụ thể của kế...

Kế toán tài chính là gì? Công việc cụ thể của kế toán tài chính?

452
Kế toán tài chính là gì? Công việc cụ thể của kế toán tài chính

Mọi doanh nghiệp đều cần được báo cáo về tình hình tài chính của mình, và đây chắc chắn là công việc của kế toán tài chính. Vậy kế toán tài chính là gì? Công việc cụ thể của kế toán tài chính như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Kế toán tài chính là gì? Công việc cụ thể của kế toán tài chính

I. Kế toán tài chính là gì?

Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra phân tích những thông tin liên quan đến sự phát triển của doanh nghiệp thể hiện chủ yếu qua BCTC vào cuối mỗi năm tài chính.

Một bộ phận kế toán tài chính trong doanh nghiệp bao gồm kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Hai bộ phận này có các công việc khác nhau được phân chia rõ ràng như sau:

Kế toán tổng hợp phụ trách các công việc liên quan đến thu thập, xử lý thông tin tổng quát về hoạt động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Khi đó, bộ phận này sẽ sử dụng các đơn vị tiền tệ để phản ánh tình hình sử dụng tài sản, nguồn hình thành tài sản cũng như các hoạt động về kinh tế và tài chính.

Kế toán chi tiết sẽ chịu trách nhiệm về việc thu thập và xử lý thông tin theo một đối tượng cụ thể trên từng đơn vị. Công việc của một kế toán chi tiết là làm minh họa cho kế toán tổng hợp, các số liệu kế toán chi tiết tổng hợp được phải chính xác để không ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp lại số liệu.

Bộ phận kế toán này cũng sẽ thực hiện các công việc của kế toán doanh nghiệp và tham mưu với giám đốc về chính sách tài chính của công ty.

II. Công việc của kế toán tài chính

1. Công việc hàng ngày

Công việc hàng ngày của một kế toán tài chính bao gồm:

  • Ghi chép, xử lí và lưu trữ các thông tin trên hóa đơn, chứng từ phát sinh.
  • Lập các phiếu thu, phiếu chi cần thiết trong ngày.
  • Nếu phát sinh hóa đơn GTGT viết sai thì kế toán sẽ xử lý theo thông tư 39/2014/TT-BTC.
  • Lập các sổ quỹ, sổ tiền gửi,…
  • Lập các báo cáo khi kế toán trưởng yêu cầu.
  • Nếu có làm công nợ thì gọi điện cho khách hàng thu nợ.
  • Làm các công việc được giao khác.

2. Công việc hàng tháng

Bên cạnh những công việc phải làm hàng ngày phía trên thì hàng tháng, kế toán tài chính còn phải làm những công việc sau đây:

  • Lập tời khai thuế GTGT hàng tháng.
  • Nếu tháng đó có phát sinh hóa đơn thì kế toán có thể kê trong tháng hoặc kê trong năm trước khi cơ quan thuế kiểm tra.
  • Lập tờ khai thuế TNCN theo tháng.
  • Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (nếu DN làm hóa đơn giấy).
  • Tính lại giá hàng tồn kho, giá vốn hàng bán.
  • Tính lương, bảo hiểm, phụ cấp cho người lao động.
  • Lập các báo cáo cho giám đốc.
  • Lưu lại thông tin các loại sổ sách hàng tháng.

3. Công việc cuối năm

Cuối năm là thời điểm bận rộn nhất đối với kế toán bởi khối lượng công việc phải giải quyết nhiều, nhiều đầu việc phát sinh hơn. Vì thế công việc cuối năm của kế toán tài chính như sau:

  • Làm quyết toán thuế TNCN, TNDN cuối năm.
  • Làm báo cáo thuế cuối năm và làm cho quý 4
  • Lập các bảng kiểm tra lại quỹ tiền mặt, kho hàng, tài sản và công nợ.
  • Thực hiện lập các sổ sách kế toán, đối chiếu giữa sổ chi tiết và sổ tổng hợp.
  • Lập các BCTC gồm bảng cân đối kế toán, lưu chuyển tiền tệ và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
  • Thuyết minh BCTC, bảng cân đối số phát sinh tài khoản.
  • In sổ sách, chứng từ kế toán và trình ký các sổ sách chứng từ.
  • Lưu trữ lại chứng từ và sổ sách kế toán.

III. Vai trò của kế toán tài chính

Kế toán tài chính là một bộ phận vô cùng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Đây cũng là một công việc không hề dễ dàng bởi không phải ai cũng có thể đảm đương một cách chu đáo. Dưới đây là những vai trò chủ yếu của bộ phận kế toán này trong mỗi doanh nghiệp:

  • Giúp cho doanh nghiệp theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình: quá trình sản xuất, theo dõi thị trường…
  • Cung cấp kết quả tài chính rõ ràng, quản lý các chi phí hiệu quả, hạn chế tối đa chi phí không cần thiết.
  • Quản lý rủi ro và thực hiện bảo hiểm cho doanh nghiệp.
  • Cung cấp tài liệu là cơ sở cho người quản lý ra các quyết định phù hợp, nhờ đó người quản lý có thể triển khai và thực hiện các hệ thống quản lý thông tin để thúc đẩy việc thực thi các chiến lược, kế hoạch và ra quyết định của ban quản trị.
  • Giúp người quản lý điều hoà tình hình tài chính của doanh nghiệp.
  • Là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh tụng khiếu tố, với tư cách là bằng chứng về hành vi thương mại.

Xem thêm:

Kế toán giá thành có những nhiệm vụ gì trong doanh nghiệp?

Kế toán tiền lương và 3 thuật ngữ cơ bản về tiền lương mà bạn cần biết

Kế toán hành chính sự nghiệp cần lưu ý những vấn đề này