Trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, chắc chắn là không thể không nhắc đến tài khoản ngân hàng. Việc mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp là việc của kế toán viên. Tuy nhiên thì đôi khi kế toán viên sẽ gặp một số những vấn đề liên quan. Vậy thì làm thế nào để mở tài khoản cho công ty một cách dễ dàng nhất?
Tại sao nên mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp?
Thông thường thì sau khi thành lập, các công ty đều sẽ mở tài khoản riêng cho mình. Mặc dù là không có pháp luật nào yêu cầu các công ty đều phải mở tài khoản. Tuy nhiên thì có thể thấy rằng, việc mở cho doanh nghiệp một tài khoản riêng, cố định sẽ đem đến nhiều lợi ích.
Khi mà bạn có tài khoản ngân hàng cho riêng mình thì chắc chắn là sẽ thể hiện được sự chuyên nghiệp hơn. Không chỉ thể hiện được sự chuyên nghiệp, bên cạnh đó thì nó còn thể hiện được độ tin cậy. Khách hàng khi thấy công ty có tài khoản riêng thì chắc chắn là sẽ tăng độ tin tưởng đối với hạn hơn.
Một công ty khi đi vào hoạt động thì chắc chắn sẽ có những giao dịch tài chính liên quan đến ngân hàng. Nếu như bạn có riêng cho mình một tài khoản ngân hàng thì chắc chắn là giao dịch sẽ nhanh hơn. Hơn nữa thì bạn sẽ đảm bảo giao dịch được an toàn và chính xác hơn khi thông quan tài khoản ngân hàng.
Vậy nên không có lí do gì mà bạn không tự mở cho mình một tài khoản ngân hàng. Sẽ không mất quá nhiều chi phí và thời gian. Bên cạnh đó còn đem đến nhiều lợi ích cho bạn. Hơn nữa việc mở một tài khoản ngân hàng không hề khó khăn. Kế toán viên chỉ cần làm theo hướng dẫn trong bài viết này là đã có thể nhanh chóng mở tài khoản.
Làm hồ sơ để mở tài khoản ngân hàng cho công ty
Kế toán viên cần phải là người hoàn thành thủ tục và hồ sơ mở tài khoản ngân hàng. Đầu tiên, kế toán viên sẽ lựa chọn ngân hàng mà mình sẽ mở tài khoản. Bạn có thể đưa ra sự lựa chọn những ngân hàng có chính sách tốt và có nhiều ưu đãi cho khách hàng. Hiện nay có rất nhiều các ngân hàng tư nhân với nhiều chính sách khách hàng tốt. Hơn nữa thì bạn nên lựa chọn ngân hàng có chế độ bảo mật và độ an toàn cao để sử dụng.
Sau khi đã lựa chọn được ngân hàng mà mình định mở. Kế toán viên sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ để mở tài khoản. Kế toán viên cần phải lưu ý về bước chuẩn bị hồ sơ này, bởi vì nó rất quan trọng. Trong hồ sơ sẽ bao gồm có những giấy tờ như sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp bản sao
- Giấy chứng nhận mẫu con dấu của doanh nghiệp bản sao
- Bản sao Chứng minh thư nhân dân, có thể là người đại diện hoặc là người đứng tên chủ tài khoản.
- Bản sao Chứng minh thư nhân dân của người được ủy quyền giao dịch tại ngân hàng.
Sau khi đã làm xong và nộp hồ sơ, sau đó bạn sẽ đợi để nhận các biểu mẫu đăng ký tài khoản của doanh nghiệp. Cuối cùng là bạn sẽ hoàn thành các loại giấy tờ cuối cùng để mở tài khoản. Và kế toán viên sẽ không quên chuẩn bị tiền để nộp cho ngân hàng. Bởi vì trong tài khoản cần phải có tiền để duy trì số dư cho tài khoản.
Thông báo tài khoản cho Sở Kế hoạch đầu tư
Sau khi bạn đã tiến hành mở tài khoản ngân hàng xong thì bạn cần thực hiện bước tiếp theo. Đó chính là tiến hành thông báo thông tin tài khoản lên Sở Kế hoạch đầu tư. Bởi vì đây đã là bước nằm trong luật nhà nước. Vì vậy nên kế toán viên cần phải bắt buộc thực hiện thông báo này.
Hồ sơ chuẩn bị để nộp lên Sở Kế hoạch đầu tư như sau:
- Giấy đề nghị được mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp. Giấy này kế toán viên sẽ tải mẫu để điền hoặc là tự biên soạn.
- Giấy ủy quyền cho người đại diện đi làm thủ tục cho tài khoản ngân hàng
- Chứng mình thư của người đại diện đi mở tài khoản bản sao
Sau khi hồ sơ của bạn đã được đóng dấu thì bạn sẽ tiến hành bước tiếp theo. Đó chính là scan lại toàn bộ hồ sơ dưới dạng PDF. Lưu ý là kế toán viên cần phải scan riêng từng file. Nếu như scan chung thì giấy tờ sẽ bị loạn.
Tiếp theo là kế toán viên sẽ truy cập vào trong website dangkykinhdoanh.gov.vn để đăng kí tài khoản và tiến hành gửi hồ sơ. Nếu như hồ sở của bạn hợp lệ thì sẽ được hệ thống tự động gửi lên Sở Kế hoạch. Còn trong trường hợp hồ sơ bị sai thì sẽ không được xét duyệt. Vậy nên trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, kế toán viên cần phải soạn thảo và xem xét kỹ lưỡng hơn.
Xem thêm:
Kế toán xuất nhập khẩu cần làm những công việc gì?
Những hành vi xử phạt kế toán bạn cần ghi nhớ
Các lỗi sai kế toán thuế thường gặp mà bạn cần phải tránh xa