Nổi bật 1 Thuế bảo vệ môi trường là gì? Đối tượng nào phải chịu...

Thuế bảo vệ môi trường là gì? Đối tượng nào phải chịu thuế bảo vệ môi trường?

3075

Thuế bảo vệ môi trường là một loại thuế gián thu. Đối tượng nào phải chịu thuế bảo vệ môi trường? Tính thuế bảo vệ môi trường như thế nào? Cùng Ketoan.vn tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé.

thuế bảo vệ môi trường

Thuế bảo vệ môi trường là gì?

Thuế bảo vệ môi trường (BVMT) là loại thuế đánh vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.

Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường

Căn cứ theo Điều 3, Luật Thuế bảo vệ môi trường, đối tượng chịu thuế gồm 9 nhóm sau:

– Xăng, dầu, mỡ nhờn. Trong đó bao gồm: xăng (trừ etanol), nhiên liệu bay, dầu diezel, dầu hỏa, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn.

– Than đá, bao gồm: than nâu, than an-tra-xít (antraxit), than mỡ, than đá khác.

– Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC).

– Túi ni lông thuộc diện chịu thuế. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế là loại túi, bao bì được làm từ màng nhựa đơn polyetylen, tên kỹ thuật là túi nhựa xốp.

– Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.

– Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.

– Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng.

– Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.

Đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường

Đối tượng không chịu thuế BVMT gồm những hàng hóa không quy định tại nhóm nêu trên.

Ngoài ra, các đối tượng nêu trên không phải chịu thuế BVMT trong các trường hợp:

– Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam theo quy định của pháp luật. Bao gồm:

+ Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

+ Hàng hóa quá cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc thỏa thuận giữa cơ quan, người đại diện được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài ủy quyền theo quy định của pháp luật.

– Hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật.

– Hàng hóa do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu. Trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường để xuất khẩu.

Cách tính thuế

See the source image

Căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường là số lượng hàng hóa tính thuế và mức thuế tuyệt đối. Thuế BVMT tính theo công thức sau:

Thuế bảo vệ môi trường phải nộp

=

Số lượng đơn vị hàng hoá tính thuế

x

Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hoá

Số lượng hàng hóa tính thuế

Số lượng hàng hóa tính thuế được quy định như sau:

– Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho, khuyến mại, quảng cáo.

– Đối với hàng hóa nhập khẩu, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu.

– Đối với hàng hoá là nhiên liệu hỗn hợp chứa xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch và nhiên liệu sinh học: số lượng hàng hoá tính thuế là số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch có trong số lượng nhiên liệu hỗn hợp nhập khẩu hoặc sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, đưa vào tiêu dùng nội bộ được quy đổi ra đơn vị đo lường quy định tính thuế của hàng hoá tương ứng. Xác định như sau:

Số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch tính thuế

=

Số lượng nhiên liệu hỗn hợp nhập khẩu, sản xuất bán ra, tiêu dùng, trao đổi, tặng cho

x

Tỷ lệ % xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch có trong nhiên liệu hỗn hợp

Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa

Khoản 1, Điều 1, Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14 quy định mức thuế tuyệt đối trên 1 đơn vị hàng hóa như sau:

TT

Hàng hóa

Đơn vị tính

Mức thuế (đồng/đơn vị hàng hóa)

I Xăng, dầu, mỡ nhờn
1 Xăng, trừ etanol lít

4.000

2 Nhiên liệu bay

lít

3.000

3 Dầu diesel lít

2.000

4 Dầu hỏa lít

1.000

5 Dầu mazut lít

2.000

6 Dầu nhờn lít

2.000

7 Mỡ nhờn kg

2.000

II Than đá
1 Than nâu tấn

15.000

2 Than an – tra – xít (antraxit) tấn

30.000

3 Than mỡ tấn

15.000

4 Than đá khác tấn

15.000

III Dung dịch Hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC), bao gồm cả dung dịch HCFC có trong hỗn hợp chứa dung dịch HCFC kg

5.000

IV Túi ni lông thuộc diện chịu thuế kg

50.000

V Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng kg

500

VI Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng kg

1.000

VII Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng kg

1.000

VIII Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng kg

1.000

Trên đây là các thông tin hữu ích về thuế bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp và kế toán cần lưu ý để chủ động trong công việc.

Xem thêm:

Thuế tài nguyên là gì? Ai phải nộp thuế tài nguyên?

Quy định về mức phạt hành vi trốn thuế, gian lận thuế của doanh nghiệp

Hàng bán bị trả lại, kế toán phải hạch toán như thế nào?