Hợp đồng lao động là một khâu vô cùng quan trọng trước khi người lao động vào làm việc. Kế toán sẽ là người quản lí khâu hợp đồng lao động của nhân lực. Tuy nhiên thì ở trong một số những trường hợp, kế toán viên sẽ mắc phải lỗi hợp đồng. Vi phạm hợp đồng lao động là điều vô cùng kiêng kị trong doanh nghiệp. Và nếu vi phạm thì chắc chắn là sẽ bị xử phạt theo Luật lao động.
Vi phạm hợp đồng lao động về khoản giao kết hợp đồng
Theo khoản 4, điều 1, Nghị định 88/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Quy định về việc vi phạm hợp đồng lao động nếu là sai giao kết trong hợp đồng.
Người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt nếu vi phạm những điều sau:
- Không tiến hành ki hợp đồng bằng văn bản đối với những người lao động làm việc trong thời hạn trên 3 tháng
- Người sử dụng lao động không giao kết đúng loại hợp đồng được quy định đối với người lao động
- Giao kết hợp đồng lao động nhưng lại không đầy đủ những nộp dung cần thiết trong hợp đồng
- Tiến hành giáo kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người lao động làm Giám đốc doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước không theo quy định của pháp luật.
Mức phạt hành chính cho người sử dụng lao động
Khi mà người sử dụng lao động vi phạm những điều trên thì sẽ bị xử phạt hành chính. Và những mức phạt hành chính cụ thể như sau:
- Khi vi phạm từ 1 đến 10 người thì sẽ bị phạt hành chính từ 1 triệu đến 2 triệu đồng
- Khi vi phạm từ 11 đến 50 người thì sẽ bị phạt hành chính từ 2 triệu đến 5 triệu đồng
- Khi vi phạm từ 51 đến 100 người thì sẽ bị phạt hành chính từ 5 triệu đến 10 triệu đồng
- Khi vi phạm từ 101 người đến 300 người thì sẽ bị phạt hành chính từ 10 triệu đến 15 triệu đồng
- Khi vi phạm trên 301 người trở lên thì sẽ bị phạt hành chính từ 15 triệu đến 20 triệu đồng
Mức phạt hành chính từ 20 triệu đồng đến 25 triệub đồng khi mà người sử dụng lao động vi phạm những hành vi sau:
- Giữ lại bản chính của giấy tờ tùy thân, văn bằng, giấy tờ quan trọng của người lao động.
- Ép người lao động phải đảm bảo hợp đồng làm việc bằng tiền mặt hoặc là những tài sản giá trị khác.
- Giao kết hợp đồng lao động với người đủ từ 15 tuổi cho đến dưới 18 tuổi. Tuy nhiên thì không có sự kí kết văn bản của người đại diện theo pháp luật.
Phạt hành chính khi sử đổi, bổ sung và chấm dứt hợp đồng lao động
Theo khoản 7 điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP của chính phủ đã quy định.
Một số những hành vi sẽ phạt tiền người sử dụng lao động
- Tiến hành sửa đổi trên 1 lần về thời hạn sử dụng lao động bằng phụ lục. Hoặc là trong quá trình sửa đổi thời hạn sử dụng lao động bằng phụ lục thì đã vô tình làm thay đổi loại hợp đồng.
- Không tiến hành thanh toán toàn bộ quyền lợi cho ngườ lao động khi đã chấm dứt hợp đồng.
- Không trả đầy đủ hoặc là không trả tiền phụ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc cho lao động. Không trả theo đúng quy định của pháp luật.
- Không bồi thường, không trả tiền đền bù hợp đồng cho người lao động theo đúng Pháp luật. Trong trường hợp phía người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động.
- Khi đã chấm dứt hợp đồng lao động nhưng người sử dụng lao động không tiến hành hoàn trả giấy tờ. Những giấy tờ này là giấy tờ đã giữ của người lao động trước đó.
Mức phạt tiền cụ thể cho người sử dụng lao động
- Nếu vi phạm từ 1 đến 10 người. Sẽ bị phạt hành chính từ 1 triệu đến 2 triệu đồng
- Nếu như vi phạm từ 11 đến 50 người. Thì sẽ bị phạt hành chính từ 2 triệu đến 5 triệu đồng
- Nếu như vi phạm từ 51 đến 100 người. Thì sẽ bị phạt hành chính từ 5 triệu đến 10 triệu đồng
- Nếu như vi phạm từ 101 người đến 300 người. Thì sẽ bị phạt hành chính từ 10 triệu đến 15 triệu đồng
- Nếu như vi phạm trên 301 người trở lên thì sẽ bị phạt hành chính từ 15 triệu đến 20 triệu đồng
Xem thêm:
Vi phạm báo cáo tài chính và những mức xử phạt kế toán cần biết
Tại sao nên sử dụng phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp?