Kinh nghiệm Khấu hao tài sản cố định và những phương pháp khấu hao...

Khấu hao tài sản cố định và những phương pháp khấu hao TSCĐ

619
Sale house and calculator

Khấu hao tài sản cố định cũng là một trong những công việc quan trọng của kế toán viên. Kế toán sẽ là người trực tiếp tiến hành khấu hao. Tuy nhiên vấn đề khấu hao TSCĐ không hề dễ dàng. Kế toán viên cần phải có phương pháp để khấu hao chuẩn xác cho mình.

Khấu hao tài sản cố định và những phương pháp khấu hao TSCĐ

Khấu hao tài sản cố định là gì?

Trước tiên, để nắm bắt được những phương pháp khấu hao tài sản cố định, kế toán viên cần nắm được định nghĩa.

Khấu hao tài sản cố định là một công việc phân tích, theo dõi và phân bổ chất lượng của các tài sản trong công ty. Những loại tài sản này đã có dấu hiệu bị hao mòn vì quá trình sử dụng trong doanh nghiệp. Khi kế toán viên khấu hao tài sản xong thì sẽ được tính vào trong chi phí sản xuất kinh doanh.

Khấu hao TSCĐ sẽ liên quan mật thiết đến việc hao mòn tài sản. Có thể hiểu đó chính là giảm xuống về giá trị sử dụng của tài sản.

Những phương pháp để khấu hao tài sản cố định

Về vấn đề khấu hao TSCĐ thì sẽ có những phương pháp khấu hao theo quy định. Có 3 phương pháp khấu hao TSCĐ mà kế toán viên sẽ phải áp dụng theo.

Khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng

Đây là một phương pháp khấu hao TSCĐ theo tính ổn định từng năm. Khi khấu hao xong thì sẽ được tính vào trong chi phí kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp.

  • Đối với những doanh nghiệp có hiệu quả kinh tế cao thì sẽ được phép khấu hao nhanh hơn. Tuy nhiên thì khi khấu hao TSCĐ thì sẽ không được quá hai lần. Và phải xác định được bằng phương pháp đường thẳng để có thể nhanh chóng đổi mới công nghệ.
  • Đối với những loại tài sản tham gia trong hoạt động kinh doanh và được phép tham giá trích khâu hao TSCĐ nhanh là: Máy móc, thiết bị công nghệ, dụng cụ làm việc, dụng cụ thí nghiệm, phương tiện vận tải, súc vật hoặc là vườn cây lâu năm.
  • Khi tiến hành khấu hao TSCĐ nhanh thì công ty cần phải đảm bảo là sau đó kinh doanh có lãi.

Khấu hao TSCĐ theo phương pháp giảm dần về số dư có điều chỉnh

Khấu hao tài sản cố định và những phương pháp khấu hao TSCĐ

Phưng pháp khấu hao tài sản cố định giảm dần về số dư sẽ được áp dụng theo quy định. Chỉ có những công ty, những doanh nghiệp làm việc ở lĩnh vực công nghệ. Những doanh nghiệp này có nhu cầu thay đổi nhanh về công nghệ và cần phải phát triển nhanh.

Những tài sản khấu hao TSCĐ được tham gia theo phương pháp giảm dần, nhưng cần phải đảm bảo được những yếu tố sau:

  • Là những tài sản cố định được đầu tư mới hoặc là chưa qua sử dụng
  • Những TSCĐ thuộc vào máy móc, tài sản sử dụng cho việc thí nghiệm.

Khấu hao TSCĐ theo số lượng, khối lượng của sản phẩm

Đây là phương pháp khấu hao TSCĐ được sử dụng khá là nhiều trong các doanh nghiệp. Kế toán viên có thể áp dụng phương pháp này để khấu hao TSCĐ.

Đối với những TSCĐ được áp dụng phương pháp này khấu hao cần phải đảm bảo những yếu tố như sau:

  • Thiết bị, máy móc cần phải liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất của sản phẩm.
  • Kế toán viên xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm đã được sản xuất trên công suất của TSCĐ.
  • Công suất sử dụng thực tế của TSCĐ tính bình quân hàng tháng và không thấp hơn so với 100% công suất thiết kế.

Những lưu ý trong quá trình khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp

Trong quá trình tiến hành khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp thì kế toán viên cần phải lưu ý:

  • Theo Thông tư 45, doanh nghiệp hoàn toàn có thể lựa chọn phương pháp để khấu hao tài sản cố định. Đồng thời thì doanh nghiệp có thể tự quyết định về thời gian khấu hao TSCĐ. Tuy nhiên thì kế toán viên cần phải thông báo trực tiếp với cơ quan Thuế trước khi tiến hành khấu hao TSCĐ
  • Trong những trường hợp khẩn cấp mà doanh nghiệp muốn đổi phương pháp khấu hao TSCĐ. Doanh nghiệp cần phải giải trình rõ ràng về lí do thay đổi phương pháp khấu hao TSCĐ. Bên cạnh đó thì bạn cần phải nói rõ ràng về những lợi ích kinh tế mà TSCĐ đó đem lại cho doanh nghiệp.

Xem thêm:

Giám đốc doanh nghiệp cần làm những công việc nào?

Thuế thu nhập cá nhân và những luật cần lưu ý khi làm kế toán

Kế toán xuất nhập khẩu cần làm những công việc gì?