Kinh nghiệm Những điều quan trọng cần biết về chế độ khám thai

Những điều quan trọng cần biết về chế độ khám thai

2596

Khám thai định kỳ là việc làm cần thiết trong suốt quá trình mang thai nhằm phát hiện kịp thời các bệnh tiềm ẩn của thai nhi và thai phụ. Để hưởng chế độ khám thai người lao động phải chuẩn bị những gì?

Chế độ khám thai 2020: Người lao động cần làm những thủ tục gì?

Chế độ khám thai cần đảm bảo những điều kiện gì

Theo khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Lao động nữ sẽ được hưởng chế độ khám thai khi tham gia BHXH bắt buộc. Cụ thể như sau:

  • Đối tượng lao động là nữ và đang mang thai
  • Lao động là nữ sinh con
  • Lao động là nữ đang trong tình trạng mang thai hộ. Người mẹ nhờ mang thai hộ
  • Người lao động đang trong tình trạng nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi
  • Lao động nữ đang trong tình trạng đặt vòng tránh thai, hoặc trong tình trạng triệt sản
  • Lao động là nam, có đóng BHXH và có vợ mới sinh con

Khi đã đáp ứng được một trong những điều kiện trên, lao động sẽ được khám thai định kỳ miễn phí.

Thời gian quy định hưởng chế độ khám thai định kỳ

Người mang thai cần phải tuân thủ những qut định cho việc khám thai định kỳ.

Về thời gian khám thai định kỳ, đã được quy định rõ ràng ở trong Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Trong khoảng thời gian làm việc, người lao động sẽ được nghỉ việc để đi khám thai tối đa 5 lần. Thời gian quy định cho mỗi lần khám thai 1 ngày. Trường hợp người mang thai có tiền sử bệnh hoặc phải điều trị, thời gian nghỉ mỗi lần khám tăng lên 2 ngày.

Thời gian nghỉ đi khám thai sẽ được tính trong ngày làm việc. Không kể những ngày nghỉ lễ, ngày cuối tuần.

Chế độ khi nghỉ làm đi khám thai cho người lao động

Trường hợp người lao động nghỉ làm đi khám thai, người sử dụng lao động không có nghĩa vụ chi trả tiền công hôm đó. Đơn vị chi trả khoản tiền này là Cơ quan BHXH. Mức tiền hưởng đi khám thai sản sẽ bằng tiền hưởng chế độ thai sản 1 tháng chia cho 24 ngày. Điều này đã được quy định trong điểm b khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội.

Cụ thể:

Mức hưởng = (tiền lương bình quân 6t/24n) x 100% x Số ngày nghỉ

Trong đó:

Tiền lương bình quân 6t là là số tiền mức tiền lương bình quân của 6 tháng đóng BHXH trước khi nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản.

Đối với những người lao động chưa đóng đủ 6 tháng. Số mức hưởng sẽ được chia trung bình cho những tháng đã nộp trước đó.

Chuẩn bị hồ sơ hưởng chế độ khám thai

Chế độ khám thai 2020: Người lao động cần làm những thủ tục gì?

Những giấy tờ cần thiết khi chuẩn bị hồ sơ hưởng chế độ khám thai đã được quy định. Trong Điểm 2.2 khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định như sau:

  • Danh sách 01B-HSB, được đơn vị lao động tự lập và cung cấp
  • Giấy chứng nhận nghỉ việc đi khám thai, hưởng chế độ BHXH của ngườilao động lập

Sau khi đã chuẩn bị được đầy đủ những giấy tờ trên, người lao động có thể nộp cho người sử dụng lao động. Hoặc có thể nộp trực tiếp cho cơ quan BHXH.

Thời gian giải quyết hồ sơ trợ cấp và chi trả trợ cấp

Sau khi người lao động đã hoàn thành xong toàn bộ hồ sơ, bên Cơ quan BHXH sẽ tiến hành giải quyết hồ sơ cho người lao động. Thời gian giải quyết hồ sơ cho người lao động và chi trả triền trợ cấp đã được quy định trong Khoản 4 Điều 5 Quyết định 166. Cụ thể như sau:

  • Những trường hợp do đơn vị sử dụng lao động yêu cầu giải quyết. Thời hạn để giải quyết hồ sơ và trả tiền hưởng trợ cấp tối đa là 6 ngày. Kể từ ngày cơ quan nhận được hồ sơ.
  • Đối với những trường hợp do người lao động yêu cầu, người nhà của người lao động gửi hồ sơ. Thời hạn quy định để giải quyết hồ sơ và chi trả tiền trợ cấp tối đa là 3 ngày.

Việc hưởng trợ cấp từ chế độ khám thai là quyền lợi của tất cả những phụ nữ mang thai nếu có tham gia BHXH bắt buộc. Vậy nên chỉ cần đi khám đúng theo quy định và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, sẽ được hưởng chế độ trợ cấp của cơ quan BHXH.

Xem thêm: 

Bảo hiểm xã hội: Lưu ý những thay đổi quan trọng từ năm 2020

Mới làm kế toán thuế hãy tránh xa những lỗi này

Chữ ký trên hóa đơn GTGT và những mức xử phạt nếu vi phạm