Nghiệp vụ Công nợ Kế toán công nợ có vai trò gì trong doanh nghiệp?

Kế toán công nợ có vai trò gì trong doanh nghiệp?

555

Để có thể hoạt động tốt nhất, trong một doanh nghiệp chắc chắn không thể thiếu vị trí Kế toán công nợ. Vị trí kế toán này sẽ giúp cho doanh nghiệp những công việc khó khăn với các khoản công nợ của doanh nghiệp. Vậy nhiệm vụ chính của kế toán viên này trong doanh nghiệp là gì?

Kế toán công nợ có vai trò gì trong doanh nghiệp?

Khái niệm về Kế toán công nợ

Trong kinh doanh, chắc chắn không thể tránh khỏi việc nợ khác hàng, đối tác. Doanh nghiệp có những khoản nợ đơn giản, công nợ phức tạp là chuyện bình thường. Chính vì những khoản công nợ này, doanh nghiệp mới cần có vị trí Kế toán công nợ. Vị trí kế toán này sẽ ghi chép, giải quyết toàn bộ những vấn đề liên quan đến các khoản nợ này.

Khi doanh nghiệp tuyển dụng được một kế toán viên tốt. Chắc chắn các khoản nợ của doanh nghiệp sẽ được giải quyết nhanh chóng. Doanh nghiệp không cần lo sợ sẽ rơi vào tình trạng nợ nần, phá sản vì các khoản nợ.

Vai trò của Kế toán viên trong doanh nghiệp

Kế toán phải quản lý công nợ của khách hàng

  • Rà soát, kiểm tra kỹ những thông tin trong hợp đồng: Thông tin của bên khách hàng; Những điều khoản giữa hai bên đã ký kết. Hình thức thanh toán của hai bên; Chính sách phạt nếu nợ quá thời hạn quy định; Phương pháp xử lý nếu giữa hai bên phát sinh vấn đề.
  • Kế toán viên cần đánh dấu mã của khách hàng công ty
  • Kế toán có trách nhiệm đối với khách hàng. Những phát sinh tăng cần phải được ghi chép lại cẩn thận. Theo dõi những phát sinh này. Theo dõi sát sao những phát sinh công nợ thu theo ngày, tháng, năm của doanh nghiệp
  • Kế toán viên cần hạch toán công nợ. Các khoản giảm trừ công nợ mà khách hàng đã được hưởng. Giảm trừ sẽ được căn cứ trong những chương trình bán hàng, những hợp đồng mua bán.
  • Đối chiếu công nợ thường xuyên đối với khách hàng. Theo đó, lập biên bản đối chiếu công nợ của khách hàng.
  • Lập những Báo cáo tổng hợp về công nợ của khách hàng. Lập Báo cáo phân tích tuổi nợ của doanh nghiệp. Sau đó, trình những Báo cáo này lên cấp trên
  • Xây dựng phương án, kế hoạch để thu hồi nợ của khách hàng. Đồng thời, đề xuất những phương án thu hồi nợ quá hạn, những khoản nợ khó đòi của doanh nghiệp.
  • Hợp tác với những phòng ban khác, để đẩy nhanh tiến độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp.

Kế toán có vai trò quản lý công nợ với nhà cung cấp

  • Rà soát, kiểm tra kỹ lưỡng nội dung trong hợp đồng làm ăn. Kiểm tra những thông tin về nhà cung cấp; Kiểm tra phương án thanh toán tiền hợp đồng. Kiểm tra hình thức thanh toán tiền hợp đồng.
  • Sau khi đã theo dõi thông tin, hãy nhập những thông tin chính xác vào trong Bảng theo dõi hợp đồng
  • Thiếp lập mã cho nhà cung cấp. Sử dụng mã để tránh sự nhầm lẫn với khách hàng hoặc nhầm với nhà cung cấp khác.
  • Kiểm tra giấy tờ, sổ sách của các bộ phận kế toán khác. Để kiểm tra lại tính chính xác của các giao dịch hàng hóa. Những hóa đơn bán hàng, giao hàng cho khác; Ghi nhận những diễn biến phát sinh tăng, giảm công nợ phải trả.
  • Tiến hành giảm trừ công nợ được hưởng của doanh nghiệp. Dựa trên hợp đồng mua bán, những chính sách hoặc những chương trình kinh doanh.
  • Lập Báo cáo công nợ phải trả để nộp lên cấp trên.
  • Lập kế hoạch để thanh toán công nợ. Đặc biệt, đối với những khoản công nợ với bên nhà cung cấp sắp đến hạn. Nếu doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc giải quyết công nợ. Kế toán cần phải đề xuất phương án giải quyết để trình lên cấp trên.

Một số những Báo cáo mà kế toán cần làm

Kế toán công nợ có vai trò gì trong doanh nghiệp?

Kế toán công nợ cần làm những loại báo cáo như sau:

  • Thiết lập sổ ghi chép chi tiết công nợ của khách hàng
  • Thiết lập sổ ghi chép chi tiết công nợ của nhà cung cấp
  • Báo cáo tổng hợp những công nợ phải thu của doanh nghiệp
  • Báo cáo tổng hợp những công nợ phải trả của doanh nghiệp
  • Báo cáo phân tích công nợ của doanh nghiệp
  • Một số những loại Báo cáo được cấp trên yêu cầu làm để trình lên

Xem thêm:

Mới làm kế toán thuế hãy tránh xa những lỗi này

Ngành Kế toán và những ưu, nhược điểm mà không phải ai cũng biết

Chữ ký trên hóa đơn GTGT và những mức xử phạt nếu vi phạm