Kinh nghiệm Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có những quy định gì?

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có những quy định gì?

1259

Mỗi doanh nghiệp, trước khi được phép hoạt động, cấn phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Điều này đã được quy định trong Luật doanh nghiệp. Và đối với giấy chứng nhận này có những quy định riêng của nó. Bắt buộc các doanh nghiệp phải chấp hành theo. Điều đó được quy định tại Luật doanh nghiệp 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có những quy định gì?

Khi nào doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận?

Đối với những chủ doanh nghiệp lần đầu thành lập doanh nghiệp riêng. Chắc chắn sẽ thắc mắc khi nào thì doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận khi đã đáp ứng đủ những điều kiện như sau:

  • Doanh nghiệp đảm bảo ngành, nghề mà mình kinh doanh không thuộc vào những ngành nghề bị cấm ở trong Luật doanh nghiệp.

  • Doanh nghiệp phải đảm bảo tên đăng ký của mình đã đăt đúng với quy định. Cụ thể, đúng với những điều quy định trong Luật doanh nghiệp: Điều 38, 39, 40, 42.
  • Doanh nghiệp phải đảm bảo mình đã có đầy đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ so với yêu cầu
  • Doanh nghiệp cần phải đảm bảo đã nộp đầy đủ lệ phí kinh doanh theo yêu cầu. Đảm bảo nộp đủ phí và lệ phí doanh nghiệp

Trong trường hợp mà giấy chứng nhận của doanh nghiệp đã được cấp nhưng bị mất. Hoặc bị hỏng, mất do thiên tai, hỏa hoạn. Doanh nghiệp có thể yêu cầu xin cấp lại. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải trả đầy đủ phí và lệ phí theo yêu cầu của pháp luật.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có nội dung gì?

Một giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ có đầy đủ những nội dung, bao gồm:

  • Tên của doanh nghiệp, mã số của doanh nghiệp đã được đăng ký
  • Địa chỉ cụ thể nơi doanh nghiệp đặt làm trụ sở chính để hoạt động
  • Những thông tin cơ bản về người đại diện của doanh nghiệp theo pháp luật của Công ty THHH. Bao gồm: Họ tên; Ngày tháng năm sinh; Địa chỉ; Số điện thoại; Thẻ căn cước; Hộ chiếu;
  • Những thành viên trong Công ty hợp danh đối với mô hình Công ty hợp danh.
  • Đối với doanh nghiệp tư nhân sẽ lấy thông tin của chủ doanh nghiệp
  • Vốn điều lệ của doanh nghiệp

Khi đã có đầy đủ những thông tin trên, giấy đăng ký đã đủ điều kiện trở thành giấy chứng nhận cho doanh nghiệp.

Quy định về mã số doanh nghiệp trên giấy đăng ký

Dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đó chính là mã số doanh nghiệp. Mã số doanh nghiệp chỉ được cấp cho những doanh nghiệp mới được thành lập. Mã số này sẽ được ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho các doanh nghiệp. Mỗi một mã số chỉ được sử dụng để cấp cho một doanh nghiệp duy nhất. Để tránh trường hợp không bị trùng mã số giữa các doanh nghiệp. Và không được sử dụng mã số doanh nghiệp để cấp cho một doanh nghiệp khác.

Các doanh nghiệp được cấp mã số doanh nghiệp, sẽ sử dụng những mã số doanh nghiệp này để thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp. Đặc biệt khi thực hiện nghĩa vụ về Thuế. Sử dụng để làm các thủ tục hành chính, bên cạnh đó, sử dụng để thực hiện một số các quyền và nghĩa vụ khác.

Lưu ý khi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có những quy định gì?

Trong trường hợp doanh nghiệp muốn thay đổi nội dung trong đăng ký doanh nghiệp. Cần phải lưu ý những điều như sau:

  • Người chịu trách nhiệm cho việc đăng ký thay đổi trong Giấy chứng nhận là người đại diện của doanh nghiệp theo pháp luật. Lưu ý, cần phải thay đổi thông tin nhanh chóng trong vòng 1 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo thay đổi. Sau đó nộp cho cơ quan đăng ký chứng nhận
  • Cơ quan đăng ký chứng nhận có nghĩa vụ rà soát, kiểm tra hồ sơ của nhận được từ doanh nghiệp. Hồ sơ sẽ được cơ quan giải quyết trong vòng 3 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ.
  • Trường hợp cơ quan kinh doanh từ chối sửa đổi đăng ký cần gửi thông báo cho doanh nghiệp. Trong hồ sơ cần phải nêu rõ nội dung vì sao không chấp thuận hồ sơ.

Doanh nghiệp khi thay đổi nội dung trong đăng ký cần lưu ý phần chuẩn bị hồ sơ để đảm bảo quá trình giải quyết được tiến hành nhanh chóng.

Xem thêm:

Mới làm kế toán thuế hãy tránh xa những lỗi này

Chốt sổ bảo hiểm xã hội cần làm những thủ tục gì?

Ngành Kế toán và những ưu, nhược điểm mà không phải ai cũng biết