Kinh nghiệm Cách phân loại tài khoản kế toán nhanh và dễ hiểu nhất

Cách phân loại tài khoản kế toán nhanh và dễ hiểu nhất

385
Cách phân loại tài khoản kế toán nhanh và dễ hiểu nhất

Trong quá trình làm việc, chắc chắn kế toán viên sẽ tiếp xúc với rất nhiều tài khoản kế toán. Đối với tài khoản kế toán, nó sẽ được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Vậy nên kế toán viên cần phải nắm rõ cách phân loại tài khoản kế toán.

Cách phân loại tài khoản kế toán nhanh và dễ hiểu nhất

Tìm hiểu về tài khoản kế toán

Mỗi tài khoản kếo toán sẽ được sử dụng để phản ánh về số hiệu và phản ánh về tình hình vận động của từng đối tượn kế toán. Tuy rằng mỗi đối tượng nghiên cứu kế toán đều sẽ có nội dung kinh tế để nghiên cứu khác nhau. Nhưng giữa các nội dung này có một đặc điểm chung đó chính là vận động theo hai mặt đối lập tăng và giảm.

Vậy nên, mỗi tài khoản kế toán sẽ được phân thành hai bên chú yếu để nghiên cứu về hai mặt tăng giảm của mỗi đối tượng kế toán. Đối với tài khoản kế toán:

  • Nếu nằm ở bên trái sẽ gọi là bên Nợ
  • Nếu nằm ở bên phải sẽ gọi là bên Có

Phân loại tài khoản kế toán cho doanh nghiệp

Phân loại tài khoản kế toán dựa trên nội dung kinh tế doanh nghiệp

Đối với việc phân loại tài khoản kế toán dựa trên các nội dung kinh tế. Thường sẽ được phân thàn 4 loại. Bao gồm:

  • Loại 1. Loại này sẽ phản ánh lên giá trị của các loại tài sản. Tất cả những đối tượng phản ánh đều có nội dung kinh tế giá trị tài sản của doanh nghiệp. Đối với nhóm này sẽ phản ánh lên hai loại tài sản: tài sản cố định và tài sản lưu động.
  • Loại 2. Loại này sẽ sử dụng để phản ánh nguồn gốc của các tài sản. Đối với loại này sẽ bao gồm có hai loại cụ thể như sau: Nhóm tài khoản phản ánh nguồn gốc của chủ sở hữu và nhóm tài khoản phản ánh số nợ phải trả của doanh nghiệp.
  • Loại 3. Sử dụng tài khoản này để phản ánh lên các hoạt động trong doanh nghiệp. Đối với các nhóm đối tượng phản ánh sẽ được chia thành 2 loại như sua. Nhóm đối tượng các khoản thu và nhóm đối tượng các khoản chi.
  • Loại 4. Sử dụng tài khoản này để phản ánh lên các hoạt động kinh tế ở trong doanh nghiệp.

Vì sao nên phân loại tài khoản theo nội dung kinh tế?

Khi phân loại tài khoản theo nội dung kinh tế, bạn sẽ nhận thấy được những lợi ích như sau:

  • Giúp kế toán viên có thể dễ dàng xác nhận được những đối tượng kế toán của mình sẽ được phản ánh ở trên tài khoản nào.
  • Xác định được doanh nghiệp cần bao nhiêu đối tượng phản ánh. Sau đó kế toán viên có thể lựa chọn ra những tài khoản phù hợp với nội dung kinh tế trong doanh nghiệp.
  • Dựa trên cách phân loại để làm cơ sở xác định được số lượng, tên gọi của các tài khoản khi làm việc.

Phân loại dựa trên cơ sở Báo cáo tài chính doanh nghiệp

Đối với việc áp dụng tài khoản kế toán với Báo cáo tài chính, bạn có thể phân loại tài khoản kế toán thành 3 loại như sau:

  • Loại 1. Các loại tài khoản thuộc trong bảng cấn đối kế toán. Đối với tài khoản này, những số liệu của bảng này đến cuối kỳ sẽ được sử dụng để lập Bảng cân đối kế toán cho doanh nghiệp. Những tài khoản này còn được sử dụng để phản ánh đối tượng giá trị tài sản và nguồn gốc hình thành tài sản.
  • Loại 2. Loại tài khoản này thuộc nguồn Bảng cân đối kế toán. Sử dụng dữ liệu ở trong tài khoản này để giải thích cho một đối tượng nào đó trong Bảng cân đối kế toán.
  • Loại 3. Những tài khoản này thường nằm trong các Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Hoặc nó có thể nằm ở trong những Báo cáo các khoản thu chi trong doanh nghiệp.

Phân loại tài khoản kế toán dựa trên mức độ khái quát

  • Loại tài khoản kế toán tổng hợp: Sử dụng loại tài khoản kế toán này để phản ánh những đối tượng kế toán mang tính tổng hợp. Đến cuối cùng sẽ rút ra được các chỉ tiêu kinh tế từ những đối tượng kế toán này.
  • Loại tài khoản kế toán chi tiết: Sử dụng tài khoản này để ghi chép một cách chi tiết một đối tượng nào đó đã được theo dõi ở trên tài khoản tổng hợp. Ghi chép có thể sử dụng làm thước đó giá trị của mỗi đối tượng.

Xem thêm:

Công ty TNHH một thành viên có những đặc điểm gì?

Đặt tên doanh nghiệp sao cho đúng và chuẩn nhất?

Viết sai hóa đơn GTGT cần giải quyết như thế nào