Mục lục
Hiển thị
Nhìn chung, công việc kế toán cũng không phải một công việc quá khó khăn. Tuy nhiên, khi làm kế toán viên, bạn nên nắm rõ được toàn bộ nhưng yêu cầu về công việc kế toán. Điều này sẽ giúp bạn thực hiện tốt công việc của mình hơn.
Nguyên tắc khi làm kế toán là gì?
Đối với bất cứ công việc gì cũng đều sẽ có nguyên tắc. Nguyên tắc khi làm kế toán đã được quy định sẵn trong Điều 5, Luật kế toán, số 88/2015/QH13. Cụ thể như sau:
- Đối với các khoản nợ phải trả cùng với giá trị của tài sản phải được ghi nhận với giá gốc ban đầu. Khi đã ghi nhận những tài sản hoặc nợ phải trải với giá gốc ban đầu. Tuy nhiên, những đối tượng này lại có sự biến đổi giá theo sự dao động trên thị tường. Hoặc mức giá của nó hoàn toàn có thể xác định lại một cách tin cậy. Như vậy, những đối tượng này sẽ được ghi lại với mức giá của nó tại thời điểm cuối cùng khi mà bạn lập Báo cáo tài chính.
- Khi kế toán viên đã lựa chọn những quy định và những phương pháp kế toán nhất định nào đó. Cần phải thực hiện sử dụng những quy định, phương thức này nhất quán ở trong một kỳ kế toán. Trong trường hợp mà doanh nghiệp lại thay đổi quy định và phương pháp kế toán. Kế toán viên cần phải giải trình rõ ràng khi lập Báo cáo tài chính.
- Đối với những nghiệp vụ tài chính phát sinh, kế toán viên cần phải thu thập dữ liệu, phản ánh khách quan, đầy đủ và đúng với kỳ kế toán đó.
- Đối với các Báo cáo tài chính, khi lập, kế toán viên cần phải lập và gửi đến cho cơ quan có thẩm quyền. Cần đảm bảo lập đầy đủ và gửi đến đúng cơ quan. Nội dung cần đảm bảo tính chính xác và kịp thời. Các thông tin và số liệu ở trong Báo cáo tài chính cần phải được công khai minh bạch.
- Đối với phương pháp đánh giá các tài sản và khi phân bổ các khoản thu chi. Kế toán viên cần phải đảm bảo sử dụng phương pháp chuẩn, thận trọng và không được làm sai lệch. Không được làm sai lệch đến kết quả của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp.
Nhiệm vụ của nhân viên kế toán
Dựa trên Điều 4, Luật kế toán, số 88/2015/QH13 đã quy định về nhiệm vụ của kế toán. Bao gồm:
- Thu thập và xử lý dữ liệu của các nội dung kế toán. Phải đảm bảo đúng với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán trong doanh nghiệp.
- Kiểm soát và phân tích những khoản thu tài chính trong doanh nghiệp. Các nghĩa vụ như thu, nộp và thanh toán những khoản nợ trong doanh nghiệp.
- Kiểm tra và giám sát hết toàn bộ những tài sản và nguồn hình thành tài sản trong doanh nghiệp.
- Kế toán viên cần phải tiến hành giám sát để phát hiện ra những sai phạm về tài chính và kế toán.
- Tiến hành phân tích số liệu kế toán của công ty. Cùng đóng góp những ý tưởng để phát triển doanh nghiệp. Giám sát sự biến đổi của doanh nghiệp thông qua các dữ liệu kế toán.
- Cung cấp toàn bộ những thông tin, tài liệu kế toán khi có thông báo theo đúng quy định của pháp luật.
Yêu cầu khi làm kế toán viên
Vào vào Điều 5, Luật kế toán, số 88/2015/QH13, đã quy định về những yêu cầu đối với kế toán viên. Bao gồm những yêu cầu như sau:
- Kế toán viên phải phản ánh đầy đủ những nghiệp vụ kinh tế phát sinh, chứng từ kế toán, Báo cáo tài chính.
- Đối với các thông tin kế toán, cần đảm bảo phản ánh kịp thời và chính xác về dữ liệu đó.
- Các thông tin, dữ liệu cần phản ánh một cách dễ hiểu nhất
- Trong nội dung phản ánh, cần làm rõ được nội dung, bản chất của nghiệp vụ kế toán đó. Để người đọc có thể nắm bắt được những nội dung đó một cách dễ dàng nhất.
- Những nội dung của kế toán cần phải được giám sát liên tục, đảm bảo không bị đứt đoạn. Số liệu kế toán của kỳ này và số liệu của kỳ trước cần phải nối tiếp nhau.
- Thông tin, chứng từ kế toán cần được sắp xếp hợp lý, đảm bảo cho quá trình kiểm chứng.
Xem thêm:
Đóng Bảo hiểm y tế và những điều người lao động cần biết
BHYT 5 năm liên tục: Điều kiện, thủ tục, quyền lợi hưởng chế độ