Giám đốc dự án là một trong những vị trí Giám đốc khá phổ biến ở trong doanh nghiệp. Khi muốn trở thành Giám đốc dự án, chắc chắn việc đầu tiên bạn cần làm là phải hiểu được tầm quan trọng của vị trí đối với doanh nghiệp.
Giám đốc dự án có chức năng quan trọng gì?
Lập kế hoạch cho các dự án trong công ty
Trong một doanh nghiệp, không thể hoạt động dựa trên cảm tính được. Bất cứ bước đi nào của doanh nghiệp cũng đều cần phải có kế hoạch. Đôi khi bạn chỉ lên ý tưởng, nhưng không phải bất cứ ý tưởng nào cũng có thể thực hiện được đúng như dự kiến của công ty.
Việc lập kế hoạch cho công ty là vô cùng cần thiết và quan trọng. Một Giám đốc dự án giỏi chắc chắn luôn có sẵn cho mình những kế hoạch hoàn hảo nhất. Bên cạnh đó, nếu cần thay đổi, sẽ thay đổi được triệt để để đảm bảo được quá trình hoạt động kinh doanh.
Giám đốc cần phải xác định được dự án mà mình định làm và dự án đó nên có những bước đi như thế nào. Sau đó mới tiến hành thành lập kế hoạch và thiết lập lên mục tiêu cho doanh nghiệp. Sau đó sẽ tiến hành phân công công việc cho nhân lực. Mỗi người sẽ có chức năng đảm nhiệm một nhiệm vụ để đảm bảo hoàn thành được nhiệm vụ của mình.
Thực hiện tổ chức dự án
Việc tổ chức dự án sẽ liên quan đến nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố nhân lực. Nhiệm vụ của Giám đốc không chỉ lên kế hoạch mà còn chỉ đạo nhân lực để cùng thực hiện tổ chức dự án.
Giám đốc sẽ phân chia công việc cụ thể cho từng nhân lực, phổ biến để cho nhân viên hiểu rõ hơn nhiệm vụ mà mình cần làm trong kế hoạch này.
Đảm đương trách nhiệm hướng dẫn nhân sự
Trong quá trình triển khai dự án, chắc chắn sẽ có những nhân viên bị đi sai hướng. Nhiệm vụ quan trọng của Giám đốc lúc này là hướng dẫn cho nhân viên của mình hiểu đúng về hướng đi của dự án. Cần phải theo dõi chặt chẽ quá trình phát triên của dự án, để kịp thời điểu chỉnh được những vấn đề phát sinh khi cần.
Đánh giá năng lực khi kết thúc dự án
Dự án dù có thành công hay không, khi kết thúc dự án, Giám đốc sẽ đánh giá nhân lực của các nhân viên cùng thực hiện dự án. Dựa vào kết quả của dự án để đánh giá chính xác năng lực của từng thành viên.
Giám đốc dự án có nhiệm vụ gì?
Giám đốc sẽ có công việc vô cùng linh động. Bởi các dự án vào từng thời điểm không hề giống nhau. Giám đốc sẽ dựa vào dự án thuộc lĩnh vực nào, theo đó sẽ có những công việc phù hợp. Giám đốc dự án sẽ có trách nhiệm tiếp nhận những dự án được cấp trên giao về. Sau đó sẽ tiến hành thưởng thảo hợp đồng cho đến khi kí kết được hợp đồng đối với bên khách hàng.
Khi đã ký kết được hợp đồng đối với bên khách hàng, Giám đốc sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn với hợp đồng đã ký. Về mảng quản lý hợp đồng, tiến độ hợp đồng, thanh toán hợp đồng.
Bên cạnh đó, vị trí Giám đốc này cũng sẽ tham gia vào công việc tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp. Đồng thời sẽ lựa chọn, tìm kiếm những dự án khác cho chủ doanh nghiệp.
Một số nhiệm vụ khác của Giám đốc dự án
- Tiến hành lập nên kế hoạch dự án và thực hiện những dự án đó
- Trong trường hợp nhân viên trong công ty gặp phải khó khăn trong quá trình thực hiện dự án. Giám đốc có trách nhiệm phải hướng dẫn, giải thích và đưa ra biện pháp để giải quyết.
- Giám đốc sẽ hỗ trợ thu thập tài nguyên cho doanh nghiệp
- Chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho cấp dưới. Giám sát cấp dưới thực hiện dự án của mình.
- Mỗi dự án cần phải lập ngân sách hợp lý và cụ thể cho từng dự án
- Khi gặp các vấn đề rủi ro, cần phải phân tích rủi ro và giải quyết những rủi ro liên quan đến dự án
- Luôn luôn kiểm tra và đánh giá chất lượng của dự án
- Làm việc với đối tác, khách hàng và các nhà cung cấp dự án
Xem thêm:
Những điểm nổi bật của Thuế giá trị gia tăng kế toán nên nhớ
Chứng từ kế toán: Các mức phạt vi phạm hành chính bạn nên ghi nhớ ngay
Điều lệ công ty có những quy định như thế nào khi thành lập?