Các đơn vị làm dịch vụ kế toán thuế xuất hiện ngày càng nhiều. Dịch vụ kế toán thuế hiện đang mang lại nhiều lợi ích, hiệu quả trong quản lý cho doanh nghiệp. Đơn cử như tiết kiệm thời gian, tiết kiệm nhân lực, chất lượng đảm bảo, an toàn bảo mật… Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về việc sử dụng dịch vụ kế toán thuế thì hãy tham khảo bài viết sau nhé.
1. Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp sử dụng dịch vụ
Với người làm kinh doanh, tiết kiệm chi phí được bao nhiêu, tốt bấy nhiêu. Đặc biệt với những doanh nghiệp vừa và nhỏ; doanh nghiệp mới thành lập, việc bỏ ra một khoản kinh phí lớn để tuyển kế toán có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cần được cân nhắc. Thay vào đó, doanh nghiệp có thể thuê dịch vụ kế toán sẽ vừa tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo được tiến độ công việc.
Sử dụng dịch vụ kế toán, doanh nghiệp tiết kiệm được:
- Chi phí tuyển dụng và đào tạo kế toán.
- Chi phí lương, BHXH, BHYT, khen thưởng, trợ cấp; hệ thống quản lý bộ phận kế toán.
- Chi phí cho cơ sở vật chất: hệ thống máy tính, bàn ghế cho nhân viên, máy in, máy hủy tài liệu, điện, nước, phần mềm kế toán,…
- Mỗi tháng doanh nghiệp chỉ mất từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng cho việc thuê dịch vụ; thay vì hàng chục triệu đồng mỗi tháng cho việc thuê nhân viên kế toán.
2. Tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp sử dụng vụ
- Đội ngũ nhân viên của dịch vụ kế toán có nhiều kinh nghiệm hơn; thành thạo công việc nên tiết kiệm được thời gian tìm hiểu; xử lý vấn đề khi xảy ra lỗi.
- Sử dụng dịch vụ, doanh nghiệp tiết kiệm được khoảng thời gian đào tạo công việc cho nhân viên mới.
- Không cần mất thời gian đôn đốc nhân viên; không cần lo lắng tìm người mới khi nhân viên cũ nghỉ việc, làm gián đoạn công việc.
- Nhân viên làm dịch vụ sẽ tiếp nhận công việc bất cứ khi nào doanh nghiệp bạn cần và cho bạn kết quả nhanh nhất có thể.
- Doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian cập nhập kịp thời tình hình, các quy định mới của pháp luật khi sử dụng dịch vụ.
3. Sổ sách đảm bảo đúng thời hạn, đúng lật, đúng quy trình
Dù công ty nhỏ hay công ty lớn, công việc kế toán cũng đều đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao; khối lượng công việc tương đối nhiều. Dù kế toán của công ty có cập nhật sổ sách, báo cáo thường xuyên cũng sẽ không tránh khỏi sai sót. Do ở các công ty, một kế toán có thể còn đảm nhận nhiều vị trí công ty việc khác nhau, dễ dẫn đến chồng chéo công việc; không đảm bảo chất lượng công việc.
Vì vậy, lựa chọn dịch vụ kế toán thuế là điều các doanh nghiệp, công ty hiện nay nên làm.
- Đơn vị làm dịch vụ sẽ đảm bảo cập nhật kịp thời, nhanh chóng, chính xác các thông tư, nghị định, luật thuế mới nhất.
- Cam kết số liệu kế toán được xử lý chính xác, nhanh chóng, đảm bảo tiến độ công việc; mang lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp.
- Theo dõi, cập nhật thường xuyên sổ sách kế toán; xử lý sổ sách gọn gàng, suôn sẻ; có nhiều kinh nghiệm xử lý khi công việc gặp trục trặc.
4. So sánh dịch vụ kế toán thuế và kế toán tại đơn vị
Dịch vụ kế toán thuế:
– Ưu điểm:
- Chi phí thấp.
- Luôn đồng hành cũng doanh nghiệp ở mọi thời điểm; không gián đoạn công việc.
- Luôn cập nhật kịp thời các quy định về thuế, đảm bảo mang lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp.
– Nhược điểm:
- Nhân viên kế toán của công ty dịch vụ không thường xuyên túc trực tại công ty của bạn.
- Không thể làm nhiều công việc khác cùng lúc có liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán thuế.
Kế toán tại đơn vị:
– Ưu điểm:
- Thường xuyên có mặt tại công ty.
- Thực hiện được nhiều công việc khác ngoài công việc kế toán thuế chính.
– Nhược điểm:
- Nhân viên có thể nghỉ bất cứ lúc nào, khiến công việc gián đoạn.
- Chi phí thuê kế toán chuyên nghiệp thường rất cao.
- Với những kế toán ít kinh nghiệm sẽ dễ để xảy ra sai sót trong công việc; thiếu kinh nghiệm xử lý công việc.
Hiện nay việc sử dụng dịch vụ kế toán thuế đã ngày càng phổ biến hơn, giúp giảm bớt gánh nặng công việc trong doanh nghiệp; chủ yếu là DN vừa và nhỏ. Còn kế toán tại đơn vị thường được dùng trong các doanh nghiệp lớn. Trên đây chỉ là một số chia sẻ của mình về lý do tại sao DN nên sử dụng dịch vụ kế toán hơn. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn lựa chọn được hình thức kế toán thuế phù hợp cho doanh nghiệp mình.
Xem thêm:
Những loại thuế doanh nghiệp cần đóng sau khi thành lập
6 lý do doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm kế toán
10 lưu ý quyết toán thuế năm 2019, 2020 kế toán phải nắm trong lòng bàn tay