Kinh nghiệm 4 tuyệt chiêu làm giảm thuế GTGT do phải nộp quá nhiều

4 tuyệt chiêu làm giảm thuế GTGT do phải nộp quá nhiều

7039

Kế toán sẽ làm gì khi thuế GTGT phải nộp quá nhiều? Hay nói cách khác, làm thế nào để giảm thiểu số thuế phải nộp nhưng vẫn đảm bảo không vi phạm pháp luật? Nhiều kế toán lâu năm, có nhiều kinh nghiệm đã “rỉ tai” nhau những tuyệt chiêu làm giảm thuế GTGT phải nộp quá nhiều. Cùng nắm bắt tuyệt chiêu qua bài viết dưới đây nhé.

giảm thuế GTGT phải nộp

1. Giảm thuế GTGT phải nộp bằng cách: Mua hóa đơn nhân công của cơ quan thuế

Mua hóa đơn nhân công của cơ quan thuế là phương án khá an toàn; nếu bạn lo lắng những vấn đề vi phạm pháp luật có thể phát sinh.

Bạn sẽ cần những văn bản sau:

  • Hợp đồng giao khoán nhân công
  • Biên bản nghiệm thu
  • Quyết toán khối lượng giao khoán
  • Mua hóa đơn nhân công của cơ quan thuế, bạn sẽ tốn 2% thuế TNCN + 5% thuế GTGT = 7% thuế

Với phương pháp này, doanh nghiệp của bạn sẽ được lợi 20% thuế TNDN, 10% thuế TNCN không lo bị truy thu; công tác giấy tờ, sổ sách gọn nhẹ hơn mà không lo sai phạm.

Tuy nhiên, cũng có bất lợi là hóa đơn nhân công do cơ quan thuế cấp không có VAT. Do đó, toàn bộ thuế đầu ra doanh nghiệp phải nộp. Và ở một số tỉnh, cơ quan thuế không cấp lẻ hóa đơn này.

2. Mua hóa đơn nhân công của doanh nghiệp khác

Lưu ý: Đây là phương pháp có thể gây rủi ro lớn, không khuyến khích các bạn áp dụng.

Mua hóa đơn nhân công của doanh nghiệp khác:

  • Hợp đồng giao khoán nhân công
  • Biên bản nghiệm thu
  • Biên bản xác nhận khối lượng giao khoán
  • Hóa đơn VAT
  • Quyết toán khối lượng giao khoán
  • Ủy nhiệm chi thanh toán ngay

Ngoài ra, bạn yêu cầu bên bán hóa đơn chuẩn bị thêm: Mẫu 08 giấy phép kinh doanh có công chứng; khai báo thuế kỳ kê khai thuế; thông báo phát hành hóa đơn.

Lưu ý: Bạn nên chắc chắn thỏa thuận, thanh toán sớ nhất có thể, tránh việc chưa kết thúc giao dịch doanh nghiệp bán đã bỏ trốn, ngừng hoạt động, bỏ trốn,…

– Lợi ích nhận được: Có lợi từ chênh lệch thuế VAT 10%-x% thỏa thuận; 20 % thuế TNDN; 10% thuế TNCN không lo bị truy thu; BHXH không lo bảo hiểm vào truy thu.

– Bất cập: Nếu không may mắn hợp tác với doanh nghiệp thiếu uy tín (hay còn gọi là doanh nghiệp “ma”) thì rủi ro DN của bạn nhận phải là rất lớn.

  • Ví dụ: Mua hóa đơn nhân công với hợp đồng 1 tỷ đồng, khoán 900 triệu => tốn 7% (63 triệu đồng) mua hóa đơn.
  • Thuế GTGT phải nộp: 100 triệu đồng – 90 triệu đồng = 10 triệu đồng => Tổng VAT doanh nghiệp bỏ ra là 63 triệu đồng + 10 triệu đồng = 73 triệu đồng; số tiền hợp thức hóa để tránh VAT là 27 triệu đồng.
  • Lợi thuế TNDN: 1 tỷ đồng – 900 triệu đồng = 100 triệu đồng x 20% = 20 triệu đồng.

3. Giảm thuế GTGT phải nộp bằng cách: Nhờ chủ đầu tư ký hợp đồng ảo

Thông thường, các chủ đầu tư cho doanh nghiệp không phải công ty nhà nước; không sử dụng vốn ngân sách nhà nước; nên nhờ chủ đầu tư ký hợp đồng ảo là phương án có thể sử dụng.

Cụ thể, chúng ta lập một dự án với hợp đồng thi công đẩy chi phí nguyên vật liệu lên khoảng 60% trên tổng doanh thu. Thông thường với những nguyên vật liệu như đá, sỏi, cát, thép,… khi lấy hóa đơn cũng dễ cao nhất chỉ 5 đến 6.5% VAT.

Lợi ích đối với doanh nghiệp:

  • Giảm chi phí nhân công xuống còn 20% trên tổng doanh thu; giảm 10% truy thuế TNCN và bảo hiểm xã hội.
  • Giảm chi phí máy thi công xuống còn 10% trên tổng doanh thu.
  • Giảm chi phí sản xuất chung (máy móc, CCDC) xuống còn 10% trên tổng doanh thu.
  • Mua hóa đơn vật liệu rẻ và dễ hơn mua hóa đơn nhân công; ít nguy hiểm hơn. Do nhiều cửa hàng, đơn vị bán NVL không xuất hóa đơn.

Bất cập cho doanh nghiệp:

  • Không đảm bảo chắc chắn liệu chủ đầu tư có đồng ý hợp đồng ảo hay không.
  • Dễ xảy ra chanh chấp liên quan đến pháp luật nếu hai bên không có sự thỏa thuận hợp tác chắc chắn.
  • Doanh nghiệp của bạn cần tốn thêm một khoản không nhỏ để thuê kỹ sư chuyên lập dự toán chế; hoặc thuê một kế toán chuyên nghiệp biết về bóc tách lập dự toán.

4. Phương án an toàn

Bản chất thuế GTGT là thuế gián thu, doanh nghiệp chỉ thu hộ nộp thay cho người tiêu dùng. Nộp thuế là nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân đối với nhà nước. Vì vậy, phương án an toàn là thu đủ thuế và nộp thuế GTGT về cho cơ quan thuế nhà nước. Thực hiện đúng thủ tục, doanh nghiệp không cần lo lắng xảy ra vi phạm pháp luật.

Trên đây là một số tuyệt chiêu làm giảm thuế GTGT phải nộp quá nhiều được các kế toán lâu năm, dày dặn kinh nghiệm truyền đạt lại. Dù vậy, chúng tôi không khuyến khích các bạn áp dụng bởi dễ xảy ra rủi ro về pháp luật. Chúc các bạn có những cách xử lý thuế GTGT khi phải nộp quá nhiều an toàn.

Phân hệ Thuế trên phần mềm kế toán MISA hỗ trợ tự động khấu trừ thuế GTGT đầu vào/đầu ra, hạch toán các nghiệp vụ về thuế…đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp đối với các công tác liên quan đến thuế.

Anh chị tìm hiểu thêm về nghiệp vụ thuế GTGT trên phần mềm kế toán MISA tại đây

Xem thêm:

Quy định về thời điểm xác định thuế GTGT

Tìm hiểu 2 phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp và khấu trừ

10 lưu ý quyết toán thuế năm 2019, 2020 kế toán phải nắm trong lòng bàn tay