Kinh nghiệm Hướng dẫn hạch toán tài khoản 154 – Chi phí SXKD, dịch...

Hướng dẫn hạch toán tài khoản 154 – Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang theo Thông tư 107

2618

Bài viết sẽ nêu ra các nguyên tắc kế toán và hướng dẫn các bạn định khoản các nghiệp vụ cơ bản liên quan đến tài khoản 154 – Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang theo hướng dẫn của Thông tư 107/2017/TT-BTC.

Nguồn bài viết: Hạch toán tài khoản 154 theo thông tư 200 đầy đủ, chính xác nhất

2 Man on Construction Site during Daytime

1. Nguyên tắc kế toán

1.1- Tài khoản này dùng để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, dịch vụ ở đơn vị kế toán có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

1.2- Chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hạch toán trên tài khoản 154 phải được chi tiết theo từng loại, nhóm sản phẩm hoặc theo từng loại dịch vụ tùy theo yêu cầu quản lý của đơn vị. Đơn vị phải tự phân bổ chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cho từng sản phẩm, dịch vụ phù hợp với yêu cầu quản lý của đơn vị.

1.3- Chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phản ánh trên tài khoản 154 gồm những chi phí sau:

  • Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
  • Chi phí nhân công trực tiếp của bộ phận sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
  • Chi phí khấu hao TSCĐ trực tiếp của bộ phận sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo từng SP, dịch vụ hoặc nhóm SP, dịch vụ;
  • Các khoản chi phí khác liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

1.4- Cuối kỳ hoặc khi sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã hoàn thành sang Tài khoản 155 – Sản phẩm (nếu nhập sản phẩm qua kho) hoặc Tài khoản 632- Giá vốn hàng bán (trường hợp xuất sản phẩm bán ngay hoặc đối với chi phí dịch vụ).

1.5- Không hạch toán vào Tài khoản 154 những chi phí sau:

  • Các chi phí (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,…)
  • Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Chi phí khác đã phản ánh ở TK 811.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 154- Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang

Bên Nợ:

– Các chi phí phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm và chi phí thực hiện dịch vụ;

– Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ dở dang cuối kỳ (hoặc khi kết thúc dịch vụ).

Bên Có:

– Giá vốn sản xuất thực tế của sản phẩm đã sản xuất xong nhập kho hoặc chuyển đi bán;

– Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng;

– Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được;

– Các loại nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho hoạt động SXKD, dịch vụ sử dụng không hết nhập lại kho;

Số dư bên Nợ: Chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ còn dở dang cuối kỳ.

3. Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu

3.1- Khi phát sinh các khoản chi phí bằng tiền liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, ghi:

Nợ TK 154- Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang

Có các TK 111, 112, 331.

3.2- Xuất nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, ghi:

Nợ TK 154- Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang

Có các TK 152, 153.

3.3- Chi phí khấu hao của TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD, dịch vụ, ghi:

Nợ TK 154- Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang

Có TK 214- Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ.

3.4- Chi phí tiền lương, tiền công phải trả và các khoản phải nộp theo lương của bộ phận trực tiếp SXKD, dịch vụ, ghi:

Nợ TK 154- Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang

Có các TK 332, 334.

3.5- Các chi phí trả trước phân bổ vào chi phí SXKD, dịch vụ, ghi:

Nợ TK 154- Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang

Có TK 242- Chi phí trả trước.

3.6- Trường hợp sản phẩm sản xuất xong nhập kho sản phẩm, ghi:

Nợ TK 155- Sản phẩm

Có TK 154- Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang.

– Khi xuất kho ra bán, ghi:

Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán

Có TK 155- Sản phẩm.

3.7- Trường hợp sản phẩm sản xuất xong chuyển thẳng cho người mua không qua kho, ghi:

Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán

Có TK 154- Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang.

3.8- Kết chuyển giá vốn thực tế của khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành và đã chuyển giao cho người mua và được xác định là đã bán trong kỳ, ghi:

Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán

Có TK 154- Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang.

Như vậy, bài viết trên đã hướng dẫn các bạn định khoản các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản 154 – Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang theo hướng dẫn của Thông tư 107/2017/TT-BTC. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm

Hướng dẫn hạch toán tài khoản 153 – Công cụ, dụng cụ theo Thông tư 107

Hướng dẫn hạch toán tài khoản 152 – Nguyên liệu, vật liệu theo hướng dẫn của Thông tư 107

Hướng dẫn định khoản tài khoản 141 – Tạm ứng theo hướng dẫn của Thông tư 107