Kinh nghiệm Làm việc ở hai nơi thì tính Thuế thu nhập cá nhân...

Làm việc ở hai nơi thì tính Thuế thu nhập cá nhân như thế nào?

413

Thuế thu nhập cá nhân của mỗi người sẽ được tính dựa trên hợp đồng lao động và địa điểm làm việc. Đối với những đối tượng làm việc ở hai nơi, sẽ có cách tính Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khác nhau. Hãy theo dõi bài viết này để biết cách tính Thuế thu nhập cá nhân nhé.

Làm việc ở hai nơi thì tính Thuế thu nhập cá nhân như thế nào?

Cách tính Thuế thu nhập cá nhân khi bạn làm việc từ 3 tháng trở lên

Đối với những người lao động làm việc, có ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên. Dựa trong Điểm b khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, quy định về Thuế TNCN như sau:

  • Các cá nhân, người lao động, khi có thời gian làm việc từ 3 tháng trở lên. Những đối tượng này sẽ khấu trừ Thuế TNCN theo biểu Thuế lũy tiến từng phần. Trong trường hợp mà người lao động ký hợp đồng làm việc 3 tháng ở nhiều nơi, vẫn áp dụng phương pháp này.
  • Những cá nhân, người lao động khi ký kết hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên. Nhưng cá nhân đó lại nghỉ việc trước khi hợp đồng hết thời hạn. Những người lao động này vẫn sẽ khấu từ Thuế TNCN theo phương pháp Biểu Thuế lũy tiến từng phần.

Tóm lại, đối với những người lao động khi đã ký kết hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên đối với 2 công ty trở lên. Sẽ khấu trừ Thuế TNCN theo biểu Thuế lũy tiến từng phần. Bao gồm có 7 mức Thuế suất và 7 bậc Thuế, tương ứng với 5% đến 35%.

Phương pháp tính Biểu Thuế lũy tiến từng phần

Người lao động sẽ xác  định số Thuế TNCN mà mình phải nộp dựa trên Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Cụ thể như sau:

Thuế TNCN = Thu nhập cá nhân tính Thuế x Thuế suất

Trong đó: Thu nhập cá nhân tính Thuế = Thu nhập chịu Thuế – Các khoản tiền giảm trừ

Các mức giảm trừ gia cảnh khi tính thuế TNCN

Cụ thể, các mức giảm từ được quy định như sau:

  • Mức giảm trừ gia cảnh

+ Đối với người nộp Thuế, được giảm trừ 9 triệu đồng trên 1 tháng, 108 triệu đồng trong 1 năm

+ Đối với mức giảm trừ gia cảnh, được giảm trừ 3,6 triệu đồng trên 1 tháng

  • Mức giảm trừ đối với các khoản đóng Bảo hiểm, các khoản hưu trí tự nguyện

+ Khi người lao động bắt buộc phải đóng các khoản như: Bảo hiểm xã hội; Bảo hiểm y tế; Bảo hiểm thất nghiệp; Tỷ lệ tiền được giảm trừ sẽ dựa vào tỷ lệ trích nộp các khoản Bảo hiểm lấy từ tiền lương của người lao động

+ Đối với mức giảm trừ của Bảo hiểm xã hội: Giảm trừ 8%

+ Đối với mức giảm trừ Bảo hiểm y tế: Giảm trừ 1,5%

+ Đối với mức giảm trừ Bảo hiểm thất nghiệp: Giảm trừ 1%

+ Đối với những khoản tiền quỹ, người lao động đóng vào Quỹ hưu trí tư nguyện. Mức giảm trừ sẽ được trừ ra khỏi thu nhập phải chịu Thuế của người lao động. Tuy nhiên, không được vượt mức tối đa 1 triệu đồng/ 1 người/ 1 tháng

  • Giảm trừ gia cảnh đối với các khoản từ thiện, nhân đạo

+ Các khoản tiền sử dụng để đóng góp cho các tổ chức, các cơ sở nhân đạo. Giúp đỡ người khuyết tật, những người có hoàn cảnh khó khăn.

+ Các khoản tiền sử dụng để đóng góp vào trong những quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, khuyến học. Dựa trên Nghị định 30/2012/NĐ-CP.

Những trường hợp này, mức giảm trừ Thuế sẽ không được lớn hơn so với mức thu nhập tính Thuế từ tiền lương hàng tháng. Bên cạnh đó, khi thực hiện giảm trừ Thuế, người lao động cần có giấy xác nhận việc tham gia đóng góp từ thiện, nhân đạo.

Làm việc ở hai nơi thì tính Thuế thu nhập cá nhân như thế nào?

Cách tính Thuế thu nhập cá nhân khi bạn làm việc từ 3 tháng trở xuống

Đối với những người lao động ký kết hợp đồng và làm việc từ 3 tháng trở xuống. Cách tính Thuế TNCN của người lao động đã được quy định trong Điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC.  Cụ thể như sau: Những cá nhân khi làm việc có thời hạn từ 3 tháng trở xuống. Hàng tháng có tổng mức thu nhập từ 2 triệu đồng trở lên. Như vậy, thuế suất TNCN hàng tháng mà người lao động phải nộp là 10% tiền thu nhập.

Công thức tính Thuế thu nhập cá nhân như sau: 

Thuế TNCN phải nộp  = Mức thu nhập hàng tháng x 10%

Xem thêm: