Kinh nghiệm Hạch toán tài khoản 213 – Tài sản cố định vô hình...

Hạch toán tài khoản 213 – Tài sản cố định vô hình theo hướng dẫn của Thông tư 107

2525

Bài viết sẽ nêu ra các nguyên tắc kế toán và hướng dẫn các bạn định khoản các nghiệp vụ cơ bản liên quan đến tài khoản 213 – Tài sản cố định vô hình theo hướng dẫn của Thông tư 107/2017/TT-BTC.

50 Euro Banknote Folding on Top of Piled Coins

1. Nguyên tắc kế toán

1.1- Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động giá trị toàn bộ TSCĐ vô hình của đơn vị.

1.2- Tài sản cố định vô hình là các TSCĐ không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư, chi trả hoặc chi phí nhằm có được các lợi ích kinh tế, mà giá trị của chúng xuất phát từ các bản quyền hoặc đặc quyền của đơn vị, như: Giá trị quyền sử dụng đất, giá trị bằng phát minh sáng chế, bản quyền tác giả, chi phí phần mềm máy vi tính…

1.3- Nguyên giá tài sản cố định vô hình được xác định trong từng trường hợp cụ thể theo quy định hiện hành.

1.4- Toàn bộ chi phí thực tế phát sinh có liên quan đến TSCĐ vô hình do đơn vị tự thực hiện trong quá trình hình thành trước hết được tập hợp vào TK 241- XDCB dở dang. Khi kết thúc quá trình thực hiện phải xác định tổng chi phí thực tế đầu tư theo từng đối tượng tập hợp chi phí (nguyên giá từng TSCĐ vô hình), ghi tăng nguyên giá TSCĐ vô hình vào bên Nợ TK 213- TSCĐ vô hình.

1.5- Tài sản cố định vô hình được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ, theo từng loại TSCĐ và địa điểm quản lý, sử dụng TSCĐ.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 213- Tài sản cố định vô hình

Bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng.

Bên Có: Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm.

Số dư bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có ở đơn vị.

Tài khoản này, có 6 tài khoản cấp 2:

  • Tài khoản 2131- Quyền sử dụng đất: Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động giá trị quyền sử dụng đất của đơn vị.
  • Tài khoản 2132- Quyền tác quyền: Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động giá trị quyền tác quyền của đơn vị.
  • Tài khoản 2133- Quyền sở hữu công nghiệp: Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động giá trị quyền sở hữu công nghiệp của đơn vị.
  • Tài khoản 2134- Quyền đối với giống cây trồng: Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động giá trị quyền đối với giống cây trồng của đơn vị.
  • Tài khoản 2135- Phần mềm ứng dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động giá trị phần mềm ứng dụng của đơn vị.
  • Tài khoản 2138- TSCĐ vô hình khác: Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động giá trị tài sản vô hình khác chưa được phản ánh ở các TK trên của đơn vị.

3. Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu

3.1- Mua TSCĐ vô hình bằng nguồn NSNN cấp, ghi:

– Nếu mua về đưa ngay vào sử dụng, không phải qua khâu phát triển ứng dụng, chạy thử, ghi:

Nợ TK 213- TSCĐ vô hình

Có các TK 111, 112, 331, 366… (chi phí mua, cài đặt,…).

Đồng thời ghi:

Có TK 008- Dự toán chi hoạt động (nếu rút dự toán), hoặc

Có TK 012- Lệnh chi tiền thực chi (nếu sử dụng kinh phí lệnh chi tiền thực chi), hoặc

Có TK 018- Thu hoạt động khác được để lại (nếu sử dụng nguồn thu hoạt động khác được để lại).

– Nếu TSCĐ mua về phải qua khâu phát triển ứng dụng, chạy thử, ghi:

Nợ TK 241- XDCB dở dang (2411)

Có các TK 111, 112, 331, 366… (chi phí mua, phát triển ứng dụng, chạy thử,…).

Đồng thời, ghi:

Có TK 008- Dự toán chi hoạt động (nếu rút dự toán), hoặc

Có TK 012- Lệnh chi tiền thực chi (nếu sử dụng kinh phí lệnh chi tiền thực chi), hoặc

Có TK 018- Thu hoạt động khác được để lại (nếu sử dụng nguồn thu hoạt động khác được để lại).

Khi phát triển ứng dụng, chạy thử xong, bàn giao TSCĐ đưa vào sử dụng, ghi:

Nợ TK 213- TSCĐ vô hình

Có TK 241- XDCB dở dang (2411).

– Tính hao mòn TSCĐ (nếu dùng cho hoạt động hành chính), ghi:

Nợ TK 611 – Chi phí hoạt động

Có TK 214- Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ.

– Trích khấu hao TSCĐ (nếu dùng cho hoạt động SXKD, dịch vụ), ghi:

Nợ các TK 154, 642

Có TK 214- Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ.

– Cuối năm, đơn vị kết chuyển số khấu hao, hao mòn đã tính (trích) trong năm từ TK 366 sang TK 511, ghi:

Nợ TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36611)

Có TK 511- Thu hoạt động do NSNN cấp.

3.2- Mua TSCĐ vô hình bằng nguồn phí được khấu trừ, để lại hoặc nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài:

– Nếu mua về đưa ngay vào sử dụng, không phải qua phát triển ứng dụng, chạy thử, ghi:

Nợ TK 213- TSCĐ vô hình

Có các TK 111, 112, 331,…(chi phí mua, cài đặt,…).

Đồng thời, ghi:

Có TK 014- Phí được khấu trừ, để lại (nếu rút dự toán để chi mua, cài đặt,…).

Đồng thời, ghi:

Nợ TK 337- Tạm thu (3372, 3373)

Có TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36621, 36631).

– Nếu TSCĐ mua về phải qua phát triển ứng dụng, chạy thử, ghi:

Nợ TK 241- XDCB dở dang (2411)

Có các TK 111, 112, 331,… (chi phí mua, phát triển ứng dụng, chạy thử…).

Đồng thời, ghi:

Có TK 014- Phí được khấu trừ, để lại (nếu dùng nguồn phí khấu trừ, để lại để mua, phát triển ứng dụng, chạy thử…).

Khi lắp đặt xong, bàn giao đưa vào sử dụng, ghi:

Nợ TK 213- TSCĐ vô hình

Có TK 241- XDCB dở dang (2411).

Đồng thời, ghi:

Nợ TK 337- Tạm thu (3372, 3373)

Có TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36621, 36631).

– Trích khấu hao hoặc tính hao mòn TSCĐ, ghi:

Nợ các TK 612, 614

Có TK 214- Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ.

– Cuối năm, đơn vị kết chuyển số khấu hao, hao mòn đã tính (trích) trong năm sang các TK thu tương ứng, ghi:

Nợ TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36621, 36631)

Có các TK 512, 514.

3.3- Trường hợp giá trị TSCĐ vô hình là các chi phí được hình thành trong một quá trình phát triển tại đơn vị (như bằng phát minh sáng chế, lập trình phần mềm máy tính…):

– Tập hợp chi phí thực tế phát sinh về TSCĐ vô hình, ghi:

Nợ TK 241- XDCB dở dang

Có các TK 111, 112, 331, 366…

Đồng thời, ghi:

Có TK 008- Dự toán chi hoạt động (nếu rút dự toán chi hoạt động), hoặc

Có TK 012- Lệnh chi tiền thực chi (nếu sử dụng kinh phí Lệnh chi tiền thực chi), hoặc

Có TK 014- Phí được khấu trừ, để lại (nếu dùng nguồn phí được khấu trừ, để lại)

– Khi kết thúc quá trình đầu tư kế toán phải tổng hợp tính toán chính xác nguyên giá của TSCĐ vô hình, ghi:

Nợ TK 213- TSCĐ vô hình

Có TK 241- XDCB dở dang.

– Tính hao mòn, khấu hao TSCĐ vô hình, ghi:

Nợ các TK 154, 611, 612, 614, 642

Có TK 214- Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ.

– Cuối năm, đơn vị kết chuyển số khấu hao, hao mòn đã tính (trích) trong năm từ TK 366 sang các TK thu (doanh thu) tương ứng, ghi:

Nợ TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu

Có TK 511, 512, 514.

3.4- Trường hợp TSCĐ mua bằng nguồn vốn kinh doanh hoặc vốn vay của đơn vị (không thuộc nguồn NSNN hoặc các Quỹ) để dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:

– Nếu TSCĐ vô hình mua vào dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được khấu trừ thuế GTGT thì nguyên giá TSCĐ mua vào là giá mua chưa có thuế GTGT, ghi:

Nợ Tài khoản 213- TSCĐ vô hình (giá chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (thuế GTGT đầu vào)

Có các TK 111, 112, 331,… (tổng giá thanh toán).

– Nếu TSCĐ vô hình mua vào dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không được khấu trừ thuế GTGT, thì nguyên giá TSCĐ mua vào là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT), ghi:

Nợ Tài khoản 213- TSCĐ vô hình (tổng giá thanh toán)

Có các TK 111, 112, 331,…

3.5- Trường hợp TSCĐ vô hình được mua bằng các Quỹ:

– Khi mua TSCĐ, ghi:

Nợ Tài khoản 213- TSCĐ vô hình

Có các TK 111, 112, 331,…

– Đồng thời, ghi:

Nợ TK 431- Các quỹ (43121, 43141)

Có TK 431- Các quỹ (43122, 43142).

3.6- Các trường hợp giảm TSCĐ vô hình hạch toán tương tự TSCĐ hữu hình.

Như vậy, bài viết trên đã hướng dẫn các bạn định khoản các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản 213 – Tài sản cố định vô hình theo hướng dẫn của Thông tư 107/2017/TT-BTC. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm

Hạch toán tài khoản 211 – Tài sản cố định hữu hình theo hướng dẫn của Thông tư 107

Hướng dẫn hạch toán tài khoản 155 – Sản phẩm theo hướng dẫn của Thông tư 107

Hướng dẫn định khoản tài khoản 138 – Phải thu khác theo hướng dẫn của Thông tư 107