Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định (TSCĐ) trong đơn vị hành chính sự nghiệp (HCSN) khác với trong doanh nghiệp. Bởi tài sản cố định trong đơn vị hành chính sự nghiệp được quy định theo Thông tư số 45/2018/TT-BTC.
Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định trong đơn vị HCSN
Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định hữu hình
Căn cứ Khoản 1, Điều 3, Thông tư số 45/2018/TT-BTC khái niệm TSCĐ hữu hình được trình bày như sau:
“Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất, có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, thỏa mãn đồng thời cả 02 tiêu chuẩn dưới đây:
a) Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên;
b) Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.”
Như vậy, một tài sản cố định trong đơn vị hành chính sự nghiệp phải có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên và có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên.
Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định vô hình
Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất mà cơ quan, tổ chức, đơn vị đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản hoặc được hình thành qua quá trình hoạt động. Tương tự như TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình trong đơn vị HCSN phải thỏa mãn đồng thời 2 tiêu chuẩn:
– Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên.
– Có nguyên giá từ mười triệu đồng trở lên.
Trường hợp ngoại lệ
Trên thực tế, căn cứ vào đặc điểm tài sản sử dụng thực tế của ngành, lĩnh vực, địa phương và yêu cầu quản lý, một số trường hợp không thỏa mãn các tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ nhưng vẫn được ghi nhận là TSCĐ như sau:
– Tài sản có nguyên giá từ năm triệu đồng đến dưới mười triệu đồng và có thời gian sử dụng từ một năm trở lên. Trừ trường hợp tài sản là nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc.
– Tài sản là trang thiết bị dễ hỏng, dễ vỡ có nguyên giá từ mười triệu đồng trở lên.
Phân loại tài sản cố định trong đơn vị hành chính sự nghiệp
Phân loại theo tính chất, đặc điểm tài sản
Theo tiêu chí này, tài sản cố định được chia thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
Tài sản cố định hữu hình
Theo Thông tư số 45/2018/TT-BTC, tài sản cố định vô hình gồm:
– Nhà, công trình xây dựng.
– Vật kiến trúc: kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi, sân thể thao, bể bơi; giếng khoan, giếng đào, tường rào và vật kiến trúc khác.
– Xe ô tô: Xe ô tô phục vụ công tác các chức danh, xe ô tô phục vụ công tác chung, xe ô tô chuyên dùng, xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước và xe ô tô khác.
– Phương tiện vận tải khác: phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không, phương tiện vận tải khác.
– Máy móc, thiết bị: máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến; máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị; máy móc, thiết bị chuyên dùng và máy móc, thiết bị khác.
– Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm.
– Tài sản cố định hữu hình khác.
Tài sản cố định vô hình
TSCĐ vô hình trong đơn vị hành chính sự nghiệp gồm:
– Quyền sử dụng đất.
– Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.
– Quyền sở hữu công nghiệp.
– Quyền đối với giống cây trồng.
– Phần mềm ứng dụng.
– Thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập ( các yếu tố năng lực, chất lượng, uy tín, yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống của đơn vị sự nghiệp công lập và các yếu tố khác có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế cho đơn vị sự nghiệp công lập).
– Tài sản cố định vô hình khác.
Phân loại theo nguồn gốc hình thành tài sản
Theo tiêu chí này, tài sản cố định bao gồm
– Tài sản cố định hình thành do mua sắm.
– Tài sản cố định hình thành do đầu tư xây dựng.
– Tài sản cố định được giao, nhận điều chuyển.
– Tài sản cố định được tặng cho, khuyến mại.
– Tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa chưa được theo dõi trên sổ kế toán.
– Tài sản cố định được hình thành từ nguồn khác.
Trên đây là tiêu chuẩn ghi nhận và cách phân loại TSCĐ trong đơn vị HCSN. Đây là cơ sở để kế toán TSCĐ hạch toán. Chúc các bạn thành công!
Phần mềm kế toán MISA đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ Tài chính – Kế toán theo đúng Thông tư 133/TT-BTC/2014 và Thông tư 200/TT-BTC/2016 của Bộ Tài chính. Phần mềm giúp doanh nghiệp chuẩn hóa sổ sách kế toán ngay từ đầu, giúp kế toán vận dụng hiệu quả các hệ thống chứng từ, tài khoản, báo cáo…vào công tác kế toán tài chính doanh nghiệp. Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME.NET mới nhất, kế toán vui lòng click xem tại đây
Xem thêm:
Hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ mua sắm TSCĐ hữu hình bằng nguồn ngân sách nhà nước
Hướng dẫn hạch toán tài khoản 211 – Tài sản cố định hữu hình theo Thông tư 200
Tải về mẫu tờ khai quyết toán thuế TNCN mới nhất 2020
Phần mềm kế toán MISA SME.NET sẽ cung cấp mọi góc nhìn về tình hình tài chính doanh nghiệp, nhập liệu tự động và kiểm soát tính hợp lệ từ các giao dịch ngân hàng, hóa đơn, mã số thuế… MISA SME.NET là sản phẩm của MISA, công ty có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển phần mềm kế toán cho hơn 200.000 doanh nghiệp.