Quy định Những thay đổi mới nhất của chế độ kế toán hành chính...

Những thay đổi mới nhất của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp

1269
thong-tu-107-2017

Kế toán hành chính sự nghiệp là một trong những lĩnh vực của kế toán, đã và đang thu hút được thêm nhiều sự quan tâm từ mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ mới ra trường. Kế toán hành chính sự nghiệp cũng có những chế độ kế toán riêng như những lĩnh vực khác. Vì vậy, việc nắm rõ các kiến thức cơ bản cùng với những cập nhật mới nhất về thay đổi của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp là vô cùng cần thiết.

1. Kế toán hành chính sự nghiệp là gì?

Kế toán hành chính sự nghiệp là kế toán chấp hành và sử dụng ngân sách nhà nước tại những đơn vị hành chính sự nghiệp như trường học, bệnh viện, ủy ban…Đây được coi là công cụ điều hành và quản lý các hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị hành chính. Kế toán hành chính sự nghiệp không chỉ quan trọng với chính đơn vị và với cả ngân sách nhà nước.

2. Những thay đổi mới nhất của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp

thong-tu-107-2017

Thông tư số 107/2017/TT-BTC ban hành ngày 10/10/2017 hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Thông tư này đã khắc phục những nhược điểm của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC và Thông tư số 185/2010/TT-BTC, từ đó có những thay đổi để hoàn thiện chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê những điểm thay đổi mới nhất của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.

Đối tượng áp dụng chế độ kế toán hành chính sự nghiệp mới nhất

– Các cơ quan Nhà nước

– Đơn vị sự nghiệp công lập (trừ các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư).

– Các tổ chức, đơn vị khác có hoặc không sử dụng ngân sách Nhà nước.

Đối với chứng từ kế toán

Dựa theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC, chứng từ kế toán hành chính sự nghiệp gồm 2 loại.

– Loại 1: Chứng từ bắt buộc: Đây là những chứng từ đã có mẫu được quy định trong Thông tư số 107, yêu cầu các đơn vị hành chính sự nghiệp phải thực hiện, không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ. Những chứng từ bắt buộc có thể kể đến như phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, biên lai thu tiền.

ke-toan-hanh-chinh-su-nghiep

– Loại 2: Chứng từ tự thiết kế: Các đơn vị hành chính sự nghiệp có thể tự thiết kế mẫu chứng từ để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tuy nhiên, các mẫu chứng từ tự thiết kế cũng phải đảm bảo những yêu cầu tối thiểu được quy định tại Điều 16 Luật Kế toán.

Như vậy, chứng từ kế toán hành chính sự nghiệp đã có sự linh hoạt và nới lỏng yêu cầu hơn trước.

Đối với tài khoản kế toán

Thông tư số 107 đã chi tiết hợn về 10 loại tài khoản:

– Loại tài khoản trong bảng gồm tài khoản từ 1 đến 9: được hạch toán kép.

– Loại tài khoản ngoài bảng gồm tài khoản loại 0: được hạch toán đơn.

Nếu có một nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán phải hạch toán kế toán theo các tài khoản trong bảng và cả ngoài bảng.

Đối với sổ kế toán

– Mỗi đơn vị kế toán chỉ sử dụng một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm, bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.

so-sach-ke-toan

– Đơn vị hành chính sự nghiệp phải mở đầy đủ các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và thực hiện đầy đủ, đúng nội dung, trình tự và phương pháp ghi chép đối với từng mẫu sổ kế toán.

– Đơn vị phải mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi quá trình tiếp nhận và sử dụng nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài theo mục lục ngân sách nhà nước làm cơ sở lập báo cáo quyết toán và yêu cầu của nhà tài trợ.

– Sổ kế toán phải được mở vào đầu kỳ kế toán năm hoặc ngay sau khi có quyết định thành lập và bắt đầu hoạt động của đơn vị kế toán. Số liệu trên các sổ kế toán theo dõi tiếp nhận và sử dụng nguồn ngân sách nhà nước sau ngày 31/12 được chuyển từ tài khoản năm nay sang tài khoản năm trước để tiếp tục theo dõi số liệu phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán, phục vụ lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước theo quy định.

Đối với báo cáo kế toán và báo cáo tài chính

Thông tư số 107 đã có sự đổi mới khi tách biệt rõ hai loại báo cáo là Báo cáo tài chính và Báo cáo kế toán so với trước đây.

Báo cáo quyết toán: dùng để tổng hợp tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước của đơn vị hành chính, sự nghiệp, được trình bày chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước để cung cấp cho cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan có thẩm quyền khác.

phan-tich-bao-cao

Báo cáo tài chính: dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động tài chính và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị, cung cấp cho những người có liên quan để xem xét và đưa ra các quyết định về các hoạt động tài chính, ngân sách của đơn vị.

Đối với kỳ hạn lập báo cáo

Thông tư số 107 cũng quy định về kỳ hạn lập báo cáo của riêng báo cáo quyết toán và báo cáo tài chính.

– Với báo cáo quyết toán: lập báo cáo theo kỳ kế toán năm.

– Với báo cáo tài chính: lập vào cuối kỳ kế toán năm (thời điểm 31/12).

Như vậy, với sự ra đời của Thông tư số 107/2017/TT-BTC, chế độ kế toán hành chính sự nghiệp đã có những thay đổi nhất định về hình thức, cách lập chứng từ, báo cáo, từ đó tạo ra sự linh hoạt, rõ ràng và chi tiết hơn cho chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.