Đối với những người lao động khi tham gia Bảo hiểm xã hội, trong trường hợp ốm đau sẽ được hưởng chế độ. Vậy, chế độ ốm đau 2020 có sự thay đổi nào hay không? Hãy theo dõi nội dung bài viết này.
Thời gian chế độ ốm đau 2020 của người lao động
Khi người lao động đã tham gia Bảo hiểm xã hội, trong trường hợp bản thân bị ốm hoặc con của người lao động dưới 7 tuổi bị ốm. Những trường hợp này sẽ được hưởng chế độ ốm đau. Chế độ ốm đau 2020 của người lao động được quy định như sau:
Trường hợp người lao động bị ốm đau
Đối với trường hợp bản thân người lao động bị ốm đau, thời gian nghỉ ốm tối đa của người lao động trong 1 năm được tính theo các trường hợp cụ thể. Điều này đã được quy định ở trong Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Cụ thể như sau:
Người lao động làm việc ở trong điều kiện bình thường
- Nếu người lao động trước đó đã đóng đủ 15 năm Bảo hiểm xã hội, người này sẽ được nghỉ tối đa 30 ngày.
- Nếu người lao động trước đó đã đóng đủ từ 15 – 30 năm Bảo hiểm xã hội, người này sẽ được nghỉ tối đa 40 ngày
- Nếu người lao động trước đó đã đóng đủ từ 30 năm trở lên năm Bảo hiểm xã hội, người này sẽ được nghỉ tối đa 60 ngày.
Người lao động làm việc ở trong môi trường độc hại, công việc nặng nhọc gây ảnh hưởng đến sức khỏe
- Nếu người lao động trước đó đã đóng đủ 15 năm Bảo hiểm xã hội, người này sẽ được nghỉ tối đa 40 ngày.
- Nếu người lao động trước đó đã đóng đủ từ 15 – 30 năm Bảo hiểm xã hội, người này sẽ được nghỉ tối đa 50 ngày
- Nếu người lao động trước đó đã đóng đủ từ 30 năm trở lên năm Bảo hiểm xã hội, người này sẽ được nghỉ tối đa 70 ngày.
Lưu ý: Khoảng thời gian mà người lao động nghỉ ốm sẽ không tính ngày nghỉ cuối tuần. Không tính những ngày nghỉ lễ và nghỉ Tết.
Người lao động mắc phải những căn bệnh nằm trong danh mục cần chữa dài hạn
- Đối tượng người lao động này sẽ được nghỉ tối đa 180 ngày. Trong trường hợp, người lao động đã nghỉ đủ 180 ngày để chữa bệnh. Nhưng chưa khỏi, vẫn cần phải chữa tiếp. Người này vẫn được nghỉ tiếp để chữa nhưng thời gian nghỉ sẽ được tính bằng số năm đóng Bảo hiểm xã hội.
Lưu ý, đối với đối tượng bị bệnh dài ngày này. Khoảng thời gian nghỉ ốm sẽ tính luôn cả ngày nghỉ cuối tuần và tính cả ngày lễ tết.
Trường hợp con cùa người lao động dưới 7 tuổi bị ốm
Trong Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng đã nêu rõ về thời gian nghỉ cho người lao động khi có con bị ốm đau. Thời gian nghỉ ốm được quy định như sau:
- Nếu con của người lao động dưới 3 tuổi, thời gian nghỉ của người lao động tối đa 20 ngày
- Nếu con của người lao động từ 3 cho đến 7 tuổi. Thời gian nghỉ của người lao động tối đa 15 ngày
Lưu ý, thời gian nghỉ cho người lao động khi có con bị ốm sẽ được tính cả ngày nghỉ cuối tuần. Tính cả các ngày nghỉ lễ tết
Hướng dẫn tính chế độ ốm đau 2020
Tính chế độ ốm đau 2020 dựa vào trong Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành.
Mức hưởng tính theo tháng = 75% x Mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc
Tính mức hưởng đóng BHXH theo năm
- Trong trường hợp người lao động đã đóng BHXH từ 30 năm trở lên. Tính mức hưởng như sau:
Mức hưởng = 65% x Mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc
- Trong trường hợp người lao động đã đóng BHXH từ 15 – 30 năm trở lên. Tính mức hưởng như sau:
Mức hưởng = 55% x Mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc
- Trong trường hợp người lao động đã đóng BHXH dưới 15 năm. Tính mức hưởng như sau:
Mức hưởng = 50% x Mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc
Lưu ý, những mức hưởng trợ cấp ốm đau 2020 này được tính bằng số tiền trợ cấp ốm đau của người lao động chia cho 24 ngày.
Xem thêm:
Soạn thảo hợp đồng lao động: Các lỗi thường gặp mà kế toán cần tránh
Quyết toán Thuế TNDN: Kinh nghiệm dành cho công ty sản xuất
Đóng dấu giáp lai hợp đồng: Hướng dẫn đóng dấu nhanh và chuẩn nhất