Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu những quy định về chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường trong Thông tư liên tịch số 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP nhé.
1. Đối tượng áp dụng
- Tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu hàng hóa. Hoặc kinh doanh, mua, bán, vận chuyển, giao nhận hàng hóa nhập khẩu hoặc sản xuất, gia công hàng xuất khẩu được phép tiêu thụ tại Việt Nam. Gọi chung là cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu.
- Cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan, cơ quan Quản lý thị trường, cơ quan Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và các đơn vị, người có thẩm quyền kiểm tra, xử lý vi phạm đối với cơ sở kinh doanh hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường.
- Tổ chức, cá nhân khác có liên quan chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường.
2. Thời hạn xuất trình hóa đơn, chứng từ
Đối với hàng hóa nhập khẩu đang trên đường vận chuyển, đang bày bán, để tại kho, bến, bãi, điểm tập kết thì cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải xuất trình đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa theo quy định của pháp luật và Thông tư này ngay tại thời điểm kiểm tra.
Đối với hàng hóa nhập khẩu của cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu đang bày bán, để tại kho, bến, bãi thuộc quyền sử dụng. Kho, bến, bãi có đăng ký hoạt động kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền. Hoặc sở hữu của cơ sở đó thì việc xuất trình hóa đơn, chứng từ.
Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu xuất trình đầy đủ hồ sơ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa. Nhưng cơ quan kiểm tra có căn cứ xác định nguồn gốc của hàng hóa nhập khẩu không hợp pháp. Cơ quan kiểm tra thực hiện việc tạm giữ hàng hóa, đối chiếu hồ sơ, xác minh làm rõ nguồn gốc hàng hóa đó để xử lý theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu gây thiệt hại cho cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu.
3. Quy định về hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu vận chuyển từ cửa khẩu nhập khẩu vào nội địa
Đối với hàng hóa nhập khẩu là hành lý của người nhập cảnh vào Việt Nam vượt quá tiêu chuẩn được miễn thuế phải khai hải quan và thực hiện các quy định của pháp luật về thuế, chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu. Khi vận chuyển hàng hóa vào nội địa. Phải có bản chính tờ khai hải quan có xác nhận đã hoàn thành thủ tục hải quan. Và bản chính biên lai nộp thuế nhập khẩu (nếu có).
Đối với hàng hóa nhập khẩu đưa vào chợ biên giới, chợ cửa khẩu. Phải có tờ khai hàng hóa nhập khẩu được cơ quan Hải quan xác nhận thông quan hàng hóa.
Đối với hàng hóa nhập khẩu là mặt hàng nhà nước quy định phải dán tem hàng nhập khẩu. Ngoài các hóa đơn, chứng từ áp dụng đối với từng trường hợp cụ thể. Các hàng hóa nhập khẩu này phải có tem hàng nhập khẩu dán vào hàng hóa theo quy định.
Đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc Danh mục hàng nhập khẩu có điều kiện. Ngoài các hóa đơn, chứng từ quy định đối với hàng nhập khẩu. Còn phải kèm theo các giấy tờ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp các giấy tờ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền đã nộp cho cơ quan Hải quan bản chính. Phải có bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu.
Các bạn có thể tải về Thông tư liên tịch số 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP TẠI ĐÂY.
Mời tải về mẫu biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
Mời bạn đọc tải về mẫu biên bản kiểm nghiệm vật tư, hàng hóa
Mời bạn đọc tải về mẫu bảng kê trích nộp các khoản theo lương