Quy định Luật Kế Toán Biên bản bàn giao có cần phải được đóng dấu không?

Biên bản bàn giao có cần phải được đóng dấu không?

12746

Để tránh những phát sinh mà không có người chịu trách nhiệm trong quá trình buôn bán hàng hóa, hai bên giao nhận hàng hóa cần có sự thống nhất trên văn bản rõ ràng. Biên bản giao hàng hóa cần thiết sử dung trong trường hợp này. Vậy biên bản bàn giao là gì? Biên bản bàn giao có cần phải được đóng dấu hay không?

Delivery man in red uniform giving box package to a customer over isolated orange wall Free Photo

1. Biên bản bàn giao là gì?

Biên bản bàn giao là một văn bản thể hiện sự thỏa thuận của hai bên trong việc giao nhận hàng hóa, tài sản, tài liệu… đã xảy ra trên thực tế. Bên giao đã giao hàng và bên nhận đã nhận hàng theo như sự thỏa thuận của hai bên trước đó.

Để tránh những rắc rối không đáng có này thì khi giao và nhận, chúng ta sẽ phải soạn thảo ra một văn bản chỉn chu có chứa đầy đủ thông tin của các bên lẫn bản liệt kê chi tiết về quá trình giao nhận nói chung. Đây là việc làm rất quan trọng, rất nên làm đầy đủ dù cho hai bên giao và nhận có quan hệ mật thiết với nhau như thế nào đi chăng nữa.

Biên nhận bàn giao các loại phải được sao ra thành hai bản. Mỗi bên tham gia giao nhận sẽ giữ một bản để làm cơ sở pháp lý cho mình nếu không may xảy ra tranh chấp. Mỗi biên bản giao nhận này đều có giá trị pháp lý như nhau.

Mỗi loại biên bản giao nhận sẽ được soạn thảo với đôi chút khác biệt. Ví dụ như biên bản giao hàng hóa sẽ khác với biên bản giao nhà cửa, tài liệu… Để soạn được mẫu đúng thì bạn có thể tham kháo qua một số biên bản được làm trước đó.

2. Những nội dung cần có trong biên bản bàn giao

Biên bản giao nhận hàng hóa cần có những nội dung sau:

  • Tên đơn vị
  • Ngày, tháng, năm thực hiện bàn giao
  • Bên giao: họ tên, địa chỉ, số điện thoại…
  • Bên nhận: họ tên, địa chỉ, số điện thoại…
  • Nội dung tài liệu, tài sản, hàng hóa bàn giao
  • Ký tên xác nhận, đóng dấu của hai bên

3. Những lưu ý khi làm biên bản giao nhận

  • Cung cấp đầy đủ thông tin hai bên.
  • Soạn song song với hợp đồng mua bán hay vận chuyển hàng hóa. Bạn không nên để tới cuối mới vội vàng soạn thảo biên nhận. Như thế vừa dễ xảy ra sai sót, vừa không theo sát được tiến trình giao nhận.
  • Chữ ký “tươi”. Đó chính dấu hiệu biểu tượng cho sự đồng tình của cả hai phía. Nếu như biên bản không được ký tên hoặc đóng dấu đầy đủ thì biên bản đó được xem như không có giá trị pháp lý.
  • Biên nhận bàn giao các loại phải được sao ra thành hai bản. Mỗi bên tham gia giao nhận sẽ giữ một bản để làm cơ sở pháp lý cho mình nếu không may xảy ra tranh chấp. Mỗi biên bản giao nhận này đều có giá trị pháp lý như nhau.
  • Mỗi loại biên bản giao nhận sẽ được soạn thảo với đôi chút khác biệt.
  • Mẫu biên nhận phải được bảo quản thật tốt. Các bên tham gia có trách nhiệm sử dụng biên bản một cách cẩn thận và đúng với pháp luật.

3. Biên bản bàn giao có cần đóng dấu hay không?

Cuối mỗi biên bản bàn giao phải có chữ ký tươi của cả hai bên tham gia. Đó chính dấu hiệu biểu tượng cho sự đồng tình của cả hai phía. Nếu như biên bản không được ký tên thì biên bản đó được xem như không có giá trị pháp lý. Còn đóng dấu thì không nhất thiết là phải có. Vì nếu biên bản bàn giao giữa cá nhân thì sẽ không có dấu để đóng. Tuy nhiên nếu điều kiện cho phép thì nếu có cả chữ ký và được đóng dấu thì sẽ càng đảm bảo về giá trị pháp lý của biên bản bàn giao hơn.

Các bạn có thể tải về mẫu biên bản bàn giao TẠI ĐÂY.

Như vậy, bài viết trên đã cùng các bạn làm rõ vấn đề biên bản bàn giao có cần phải được đóng dấu hay không và những nội dung cần phải có trong biên bản bàn giao. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn trong quá trình làm việc. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm

Mời bạn đọc tải về miễn phí mẫu biên bản đối trừ công nợ

Mời bạn đọc tải về mẫu biên bản bàn giao tài sản khi nghỉ việc

Tải về (file Word) mẫu biên bản báo mất hóa đơn GTGT liên 2

Mời bạn đọc tải về mẫu biên bản kiểm nghiệm vật tư, hàng hóa

Mời tải về mẫu biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành