Nổi bật 1 ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI VIỆT...

ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021 – 2025, MỤC TIÊU VÀ LỢI ÍCH CỦA ĐỀ ÁN ĐEM LẠI

634
Hình 1: Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025, mục tiêu và lợi ích của đề án đem lại

Ngày 28 tháng 10 năm 2021, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 1813/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025. Đề án ra đời nhằm hướng đến sự phát triển của thanh toán trực tuyến, giảm thiểu sử dụng tiền mặt trong lưu thông, góp phần gia tăng sức cạnh tranh trên nền tảng số, hạn chế tham nhũng, rửa tiền và các tiêu cực khác, đồng thời giúp minh bạch hơn trong các giao dịch thanh toán. 

Để giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn về đề án này, MISA AMIS xin giới thiệu bài viết: “Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025, mục tiêu và lợi ích của đề án đem lại”.

Hình 1: Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025, mục tiêu và lợi ích của đề án đem lại

Các bạn hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu đề án chi tiết ngay dưới đây.

1. Lộ trình thực hiện đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025

LỘ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN Tổng hợp tóm tắt các nhiệm vụ thực hiện đề án phát triển thanh toán không dùng tiền Thời gian
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng các Bộ ban ngành rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật, Nghị định có liên quan đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. 2021 – 2025
Nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện các Dự án Luật và văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. 2021 – 2025
Đẩy mạnh thanh toán điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến và nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu, đảm bảo kết nối, chia sẻ thông tin. 2021 – 2025
Thông tin, tuyên truyền về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và vận động, khuyến khích các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán, các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ có các hình thức miễn, giảm phí, khuyến mãi, giảm giá… đối với khách hàng khi sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán hàng hóa, dịch vụ. 2021 – 2025

Trong đó, các cơ quan, đơn vị quản lý chủ trì thực hiện gồm có:

STT Các cơ quan, đơn vị
1 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
2 Bộ Thông tin và Truyền thông
3 Bộ Công an
4 Bộ Công Thương
5 Bộ Tài chính
6 Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
7 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam
8 Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công an, Bộ Công Thương
9 Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
10 Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

(Nếu các bạn quan tâm có thể xem chi tiết về lộ trình thực hiện từng nhiệm vụ của đề án phát triển thanh toán không dùng tiền tại đây)

2. Những mục tiêu kế hoạch đề án phát triển thanh toán không dùng tiền đến năm 2025

  Mục tiêu kế hoạch phải đạt được đến cuối năm 2025 như sau:

Hình 2:  Những mục tiêu phát triển thanh toán không dùng tiền đến cuối năm 2025

3. Các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021 – 2025

Hình 3: Các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021 – 2025

Ngoài ra, để thực hiện tốt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền đến năm 2025, cần sự phối hợp giữa các Cơ quan đơn vị với nhau, cụ thể như sau:

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm đầu mối chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, các địa phương tổ chức triển khai, theo dõi thực hiện các giải pháp trong Đề án. Hằng năm, Ngân hàng nhà nước chịu trách nhiệm tổng hợp tình hình triển khai và đề xuất các giải pháp cần thiết báo cáo Thủ tướng Chính phủ và tổ chức tổng kết vào cuối năm 2025. 

Các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, trước ngày 15 tháng 12 hằng năm, có báo cáo kết quả thực hiện gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

4. Những lợi ích từ đề án tạo ra

– Tạo sự chuyển biến tích cực về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế với mức tăng trưởng cao, đưa việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội thành thói quen của người dân ở khu vực đô thị và từng bước phát triển ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt.

– Ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của CMCN 4.0 để nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh toán một cách thuận tiện, hiệu quả của tổ chức, cá nhân.

– Đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng và hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước, minh bạch hoá các giao dịch thanh toán trong nền kinh tế, góp phần vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tội phạm kinh tế, phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố.

5. Phân tích ưu điểm của thanh toán không dùng tiền mặt

Khi thanh toán không dùng tiền mặt sẽ có nhiều lợi ích cho mỗi cá nhân và xã hội phát triển và tiết kiệm, tránh lãng phí các chi phí không cần thiết. Hãy cùng MISA AMIS phân tích những ưu điểm nổi bật khi thanh toán không dùng tiền mặt như sau:

Giúp thanh toán tiền nhanh chóng và an toàn: Bạn sẽ dễ dàng nhanh chóng thanh toán cho các giao dịch có giá trị lớn, các giao dịch ở khoảng cách xa. Thay vì trước đây, mỗi khi cần trả tiền hay giao dịch, bạn phải đến tận nơi để thanh toán thì nay đã thuận tiện hơn nhiều khi ngồi ở nhà mà vẫn có thể giao dịch, thanh toán được, vừa đơn giản lại nhanh chóng. Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thật sự an toàn vì các bạn sẽ tránh được các rủi ro khi không phải theo tiền mặt trên người như bị mất cắp, trộm cướp trong quá trình di chuyển. Ngoài ra, các bạn còn tránh được các rủi ro vật lý như rách, cháy hỏng, mất góc không thể sử dụng được.

 –  Giúp thanh toán chính xác: Việc thanh toán bây giờ sẽ chính xác đến từng đồng theo số tiền cần thanh toán, nhất là khi phải trả các khoản lớn, số tiền lẻ. Như trước đây, khi thanh toán tiền mặt bạn sẽ phải đếm tiền thủ công, đôi khi sẽ có nhầm lẫn hoặc thiếu sót. Giải pháp máy đếm tiền cũng là một lựa chọn để hạn chế được thiếu sót đó, nhưng nhược điểm là cồng kềnh khi di chuyển.

 – Không nhận phải tiền giả, tiền không đảm bảo: Việc thanh toán bằng tiền mặt nếu bằng mắt thường sẽ thật khó phân biệt tiền thật, tiền giả hay phân biệt các loại ngoại tệ khác nhau nhưng khi thanh toán không dùng tiền mặt thì các bạn sẽ luôn luôn yên tâm vì không còn lo lắng tiền giả và tiền không đảm bảo lưu hành nữa vì tiền được chuyển trực tiếp vào tài khoản của các bạn trên hệ thống của ngân hàng hoặc các đơn vị, tổ chức có chức năng thanh toán. Lúc đó sẽ có hệ thống ngân hàng và các tổ chức uy tín xác nhận cho bạn về loại tiền và giá trị bạn thanh toán giao dịch.

 – Giúp thanh toán tiết kiệm: Người tiêu dùng có thể nhận được nhiều khuyến mãi từ người bán cũng như ngân hàng hơn như chương trình miễn phí chuyển tiền giao dịch. Thường xuyên được giảm giá khi thanh toán bằng thẻ ngân hàng, các chương trình khuyến mãi sẽ được người bán liên tục đưa ra thị trường để khuyến khích tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt. Đồng thời, còn giúp các bạn giảm chi phí vận chuyển và kiểm đếm hay bảo quản tiền. 

Nhận thấy những lợi ích của thanh toán trực tuyến đem lại, với mong muốn đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá tình thanh toán số, MISA cung cấp nền tảng thanh toán thông minh, tự động – JETPAY. Nền tảng mang đến trọn bộ giải pháp thanh toán đáp ứng hầu hết các nhu cầu của cá nhân và doanh nghiệp, bao gồm:

  • Cổng thanh toán Jetpay Payment: Nhận thanh toán bằng nhiều phương thức thanh toán của người mua như Thẻ nội địa, Thẻ quốc tế, Mobile banking, Ví điện tử, QRcode. Jetpay Payment được tích hợp sẵn vào các phần mềm bán hàng phổ biến hiện nay như MISA Cukcuk, MISA eShop,…để thu tiền tại quầy, dễ dàng tích hợp vào các website để bán hàng trực tuyến hay bán hàng trên mạng xã hội, giúp doanh nghiệp đơn giản hoá việc thanh toán và mang đến trải nghiệm liền mạch cho khách hàng.
  • Dịch vụ thu hộ Jetpay Billing: Hỗ trợ thanh toán hóa đơn của hầu hết các dịch vụ thiết yếu như điện, nước, internet, học phí,…Jetpay Billing được tích hợp sẵn vào Nền tảng giáo dục MISA EMIS và ứng dụng MISA SISAP giúp Trường học dễ dàng gửi thông báo học phí đến Phụ huynh qua Zalo, Email, SMS. Phụ huynh thanh toán trực tuyến dễ dàng, nhanh chóng bằng mọi phương thức thanh toán.
  • Ngân hàng điện tử Jetpay Bankhub: Ứng dụng Jetpay Bankhub cho phép kế toán thực hiện tất cả các nghiệp vụ ngân hàng ngay trên phần mềm kế toán mà doanh nghiệp đang sử dụng. Hiện nay, Jetpay Bankhub đã có kết nối hầu hết các ngân hàng, như: Vietcombank, BIDV, Vietinbank, VP Bank, MB Bank, Techcombank,…
  • Ví điện tử JetPay eWallet: Đáp ứng nhu cầu chuyển tiền, thanh toán hóa đơn và mua sắm dịch vụ nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi.

6. Kết luận

Quyết định số 1813/QĐ-TTg có hiệu lực chính thức từ ngày 28/10/2021. Quyết định ra đời đã kịp thời thúc đẩy phát triển các hình thức thanh toán online hiện đại mà không dùng tiền mặt, bắt kịp với xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Các bộ, ban, ngành trong cả nước dần chuyển đổi hình thức thanh toán trực tuyến sẽ giúp cho người dân và các doanh nghiệp được thuận tiện và dễ dàng hơn khi giao dịch. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần xây dựng quy trình thanh toán giao dịch online để bắt kịp với xu hướng giao dịch không dùng tiền mặt giai đoạn từ 2021-2015. MISA AMIS mong rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ có ích cho quý bạn đọc và quý doanh nghiệp.

        Tác giả: Người yêu kế toán