Kinh nghiệm Hướng dẫn thủ tục thanh lý nhượng bán tài sản cố định

Hướng dẫn thủ tục thanh lý nhượng bán tài sản cố định

2942

Tài sản cố định khi đã hết thời gian sử dụng, hỏng hóc, doanh nghiệp thường tiến hành thanh lý. Hay vì một số lý do như gặp khó khăn tài chính, muốn thay đổi hệ thống máy móc mà doanh nghiệp nhượng bán lại tài sản đó cho một doanh nghiệp khác. Hoặc trường hợp doannh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động kinh doanh nên thanh lý tài sản cố định. Vậy quy trình, thủ tục thanh lý nhượng bán tài sản cố định ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

1. Tài sản cố định là gì?

Trước tiên, chúng ta cần biết tài sản cố định bao gồm những gì, tránh việc bán nhượng sai.

Tài sản cố định là những tư liệu lao động tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những tài sản này có giá trị lớn, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên 1 năm  hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh (nếu chu kỳ kinh doanh lớn hơn hoặc bằng 1 năm).

Khái niệm này bao gồm những tài sản đang sử dụng, chưa sử dụng và không còn được sử dụng trong quá trình sản xuất nữa, hoặc cũng có thể chúng chưa hết giá trị sử dụng nhưng không được sử dụng nữa. Cụ thể hơn,  theo Điều 3, Thông tư số 45/2013/TT-BTC được ban hành ngày 25 tháng 04 năm 2013, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/06/2013, những tài sản được coi là tài sản cố định phải thỏa mãn những tiêu chuẩn sau:

tài sản cố định là gì?

– Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.

– Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên.

– Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

2. Chuẩn bị hồ sơ thanh lý nhượng bán tài sản cố định

Căn cứ vào Tiết 3.2.2, Điểm 3.2, Khoản 3, Điều 35, Thông tư số 200/2014/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014, có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2015, thì:

” – 3.2.2. Trường hợp thanh lý TSCĐ: TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Khi có TSCĐ thanh lý, doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ. Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập “Biên bản thanh lý TSCĐ” theo mẫu quy định. Biên bản được lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán để theo dõi ghi sổ, 1 bản giao cho bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ.

Căn cứ vào Biên bản thanh lý và các chứng từ có liên quan đến các khoản thu, chi thanh lý TSCĐ,… kế toán ghi sổ như trường hợp nhượng bán TSCĐ.

Trước khi tài sản cố định được đem ra thanh lý, nhượng bán, doanh nghiệp cần lập hội đồng xác định giá trị TSCĐ, thống nhất và đi đến quyết định thanh lý tài sản cố định. Làm quyết định thanh lý tài sản cố định cần những giấy tờ sau:

hồ sơ chuẩn bị thanh lý TSCĐ

– Biên bản kiểm kê tài sản cố định

– Biên bản đánh giá tài sản cố định

– Hợp đồng kinh tế bán tài sản cố định được thanh lý

– Biên bản giao nhận tài sản cố định

– Biên bản hủy tài sản cố định

– Thanh lý hợp đồng kinh tế bán tài sản cố định

– Biên bản thanh lý tài sản cố định

3. Các thủ tục thanh lý nhượng bán tài sản cố định

Thanh lý nhượng bán tài sản cố định cần phải thực hiện đúng thủ tục pháp luật theo 5 bước sau:

Bước 1: Căn cứ vào kết quả kiểm kê và theo dõi quá trình sử dụng tài sản cố định, ban quản lý tài sản cố định lập giấy tờ trình lên Giám đốc hay thủ trưởng đơn vị phê duyệt danh mục thanh lý tài sản theo các mẫu quy định.

Bước 2: Tiến hành quyết định thanh lý tài sản do Giám đốc, thủ trưởng đơn vị làm quyết định này. Sau đó thành lập hội đồng kiểm kê, đánh giá lại tài sản cố định.

Bước 3: Doanh nghiệp thành lập hội đồng thanh lý và kiểm kê, đánh giá tài sản của doanh nghiệp

thanh lý TSCĐ

Hội đồng thanh lý, kiểm kê tài sản cố định gồm những vị trí sau:

– Chủ tịch hội đồng (Thủ trưởng đơn vị)

– Kế toán trưởng, kế toán tài sản

– Trưởng (hoặc phó) bộ phận cơ sở vật chất, cán bộ phụ trách tài sản

– Đại diện đơn vị trực tiếp quản lý tài sản thanh lý

– Hiểu biết đầy đủ về tính năng kỹ thuật của tài sản thanh lý

– Phải có mặt của đại diện đoàn thể: công đoàn, phòng thanh tra nhân dân trường hợp cần.

Bước 4: Thực hiện thanh lý tài sản cố định:

Hội đồng thanh lý, quản lý tài sản sẽ trình lên Giám đốc, thủ tưởng đơn vị quyết định hình thức thanh lý tài sản: xử phạt, bán hoặc hủy tài sản.

Bước 5: Tiến hành tổng hợp, xử lý và thanh lý tài sản đơn vị, Hội đồng thanh lý tiến hành lập bản thanh lý tài sản cố định đem giao cho bộ phận kế toán ghi giảm phần TSCĐ theo quy định của nhà nước.

Thanh lý nhượng bán tài sản cố định phải tuân thủ những bước trên thì mới được pháp luật thừa nhận. Hãy lưu lại thông tin và sử dụng khi cần nhé!

Xem thêm:

3 phương pháp trích khấu hao tài sản cố định

Chuẩn mực kế toán về tài sản cố định cho doanh nghiệp

Những quy định về quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp