Doanh nghiệp, công ty có thể có nhiều hơn một chi nhánh. Vì vậy, có trường hợp điều chuyển tài sản cố định từ chi nhánh này qua chi nhánh khác. Câu hỏi được nhiều người đặt ra là có cần xuất hóa đơn khi điều chuyển TSCĐ cho chi nhánh không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi đó.
1. Cơ sở pháp lý về việc có cần xuất hóa đơn khi điều chuyển TSCĐ cho chi nhánh không
Khi doanh nghiệp bạn bắt đầu một hoạt động nào cũng cần tìm hiểu và căn cứ theo quy định của pháp luật. Nó không chỉ giúp bạn cách thức, quy trình thực hiện mà còn đảm bảo hoạt động đó thực hiện có lợi. Việc xuất hóa đơn khi điều chuyển tài sản cố định được quy định tại:
– Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ tài chính: hướng dẫn thi hành nghị định số 51/2010/NĐ-CP
– Thông tư 219/213/TT-BTC của Bộ tài chính
2. Điều chuyển TSCĐ giữa các chi nhánh hạch toán độc lập
Căn cứ Tiết b.2, Khoản 2.15, Phụ lục 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về việc điều chuyển TSCĐ giữa các chi nhánh hạch toán độc lập:
“b.2. Tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong tổ chức, cá nhân. Tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Thì tổ chức, cá nhân có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải xuất hóa đơn.
Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một tổ chức, cá nhân thì tổ chức, cá nhân có tài sản điều chuyển phải lập hóa đơn GTGT theo quy định”.
Kết luận lại, khi điều chuyển tài sản cố định giữa các chi nhánh hạch toán độc lập thì cần phải xuất hóa đơn, kê khai, nộp thuế. Bởi các đơn vị có tư cách pháp nhân độc lập, giống việc mua bán giữa các công ty độc lập, khác nhau.
3. Điều chuyển TSCĐ giữa tổng công ty và các chi nhánh
Quy định về việc điều chuyển tài sản cố định giữa các chi nhánh có cần xuất hóa đơn hay không, Khoản 6, Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định:
“Tài sản cố định đang sử dụng, đã thực hiện trích khấu hao khi điều chuyển theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán giữa cơ sở kinh doanh và các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn hoặc giữa các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì không phải lập hóa đơn và kê khai, nộp thuế GTGT.
Cơ sở kinh doanh có tài sản cố định điều chuyển phải có Quyết định hoặc Lệnh điều chuyển tài sản kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản.
Trường hợp tài sản cố định khi điều chuyển đã thực hiện đánh giá lại giá trị tài sản hoặc điều chuyển cho cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì phải lập hóa đơn GTGT, kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định”.
Ngoài ra, căn cứ theo Tiết a, b, Khoản 7, Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC, doanh nghiệp cũng không cần xuất hóa đơn khi:
“a) Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp. Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp phải có:
Biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết;
Biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn. (Hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật), kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản.
b) Điều chuyển tài sản giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp. Điều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong cơ sở kinh doanh. Tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Thì cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản. Kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải xuất hóa đơn.
Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập. Hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một cơ sở kinh doanh. Thì cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải xuất hóa đơn GTGT và kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định, trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 6 Điều này.”
Từ đó, có thể đưa ra kết luận rằng, khi điều chuyển TSCĐ giữa tổng công ty và các chi nhánh thì chỉ cần có lệnh điều chuyển tài sản, cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế và không phải xuất hóa đơn.
Xem thêm:
Những điều cần biết khi tính hao mòn tài sản cố định
Hướng dẫn thủ tục thanh lý nhượng bán tài sản cố định
Những quy định về quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp